10 hiểu nhầm phổ biến về cách bảo quản pin điện thoại

Thứ 5, 05/02/2015 | 14:30:30
1,138 lượt xem

Phải sạc ngay sau khi mua điện thoại, tắt Wi-Fi để tiết kiệm pin, sạc qua đêm sẽ làm hỏng pin... là 3 trong số 10 hiểu lầm phổ biến về cách bảo quản pin điện thoại.

1. Pin cũng có “ký ức”

Nhiều người cho rằng mình phải “đào tạo” cục pin để đảm bảo nó luôn sạc được nhiều nhất có thể. Để làm như vậy, chúng ta cần thường dùng pin đến cạn và sau đó sạc quá thời gian bình thường và không bao giờ cắm sạc khi pin còn hơn 50%. Mọi người cho rằng, dần dần pin sẽ hình thành một dạng ký ức và nó chỉ có thể sạc đến mức độ nào đó mà thôi. Điều này không đúng, nếu pin của bạn ở mức 80%, hãy rút sạc ra. Sạc thường xuyên không làm hỏng pin điện thoại.

2. Sử dụng sạc không chính hãng sẽ làm hỏng pin

Mặc dù sử dụng sạc không chính hãng không phải là phương án tối ưu (và đôi khi nó sẽ làm thời gian sạc dài hơn), nhưng miễn là sạc sử dụng tốt thì sẽ không có ảnh hưởng gì đến pin của bạn. Điều này có nghĩa bạn có thể mua một loại sạc rẻ hơn để thay thế cho chiếc sạc chính hãng của bạn. Nhưng cần lưu ý, khi mua sạc thay thế, các thông số trên sạc phải phù hợp với thiết bị.

3. Sạc qua đêm sẽ làm hỏng pin

Sai. Hầu hết các dòng điện thoại thông minh hiện giờ đều đủ “thông minh” để biết khi nào pin sạc đầy và ngừng sạc.

Tuy nhiên, có một cách để bạn tăng tuổi thọ của pin. Đó là thay vì sạc điện thoại cả đêm, vào mọi đêm, hãy cố gắng chỉ sạc khoảng 40 – 80% pin. Điều này sẽ đảm bảo tuổi thọ pin được bền nhất.

4. Không sử dụng điện thoại khi đang sạc

Mọi người nghĩ rằng dùng điện thoại khi vẫn đang cắm sạc sẽ gây tác động không tốt lên pin điện thoại. Trừ khi bạn sử dụng ổ cắm điện chất lượng kém, nếu không thì điều này không đúng. Pin của bạn sẽ vẫn được sạc kể cả khi bạn dùng hay không dùng thiết bị. Điều này cũng tương tự như trường hợp pin trên laptop, trong nhiều trường hợp sử dụng laptop bị hết pin, người dùng có thể cắm nguồn điện để vừa có thể sạc pin cho laptop, vừa sử dụng máy tính bình thường.

Lời khuyên này chỉ đề phòng trường hợp smartphone có thể bị rò điện hoặc phát nổ trong quá trình sạc pin (do nhiệt độ tăng lên quá cao), gây nguy hiểm cho người dùng. Trên thực tế đã từng có những trường hợp tử vong tại Trung Quốc và Thái Lan do giật điện vì sử dụng smartphone trong khi đang cắm sạc

5. Tắt điện thoại sẽ làm hỏng pin

Dĩ nhiên nếu bạn tắt điện thoại trong một thời gian dài thì lượng pin có trong thiết bị sẽ cạn dần (đó là bản chất của mọi loại pin). Nhưng nếu bạn tắt điện thoại một lúc thì chẳng có ảnh hưởng gì đến pin cả. Bạn hoàn toàn có thể tắt thiết bị và tháo rời pin nếu muốn

6. Bạn phải sạc đầy điện thoại trước khi sử dụng lần đầu tiên

Nhiều người cho rằng việc đầu tiên cần làm khi mua một chiếc smartphone là cắm sạc tới 100%. Hãy nhớ rằng, pin điện thoại hoạt động tốt nhất ở mức từ 40% đến 80% vì vậy mọi smartphone đều được bán khi được sạc một nửa. Bạn có thể sử dụng chiếc điện thoại đó ngay khi vừa mua. Một điều lưu ý đó là, nếu bạn mua một chiếc điện thoại nào đó và khi bật lên lượng pin trong điện thoại còn dưới 40%, bạn có thể phải đổi một chiếc khác vì cục pin đó đã quá cũ.

7. Cho pin điện thoại vào tủ đá để kéo dài tuổi thọ

Vào những năm 80, chúng ta thường bỏ pin vào tủ đá trong một thời gian ngắn để cố gắng kéo dài tuổi thọ pin. Cách này trước kia không có hiệu quả và bây giờ lại càng không. Trên thực tế, các loại pin li-on đều bị ảnh hưởng không tốt nếu gặp môi trường có nhiệt độ cao hoặc thấp. Nhiệt độ phòng luôn là mức nhiệt lý tưởng cho pin điện thoại. Hãy nhớ rằng khi những thiết bị này bị nóng, đứng làm chúng nóng thêm nữa bằng cách bỏ vào những nơi có nhiệt độ cao hay kể cả những nơi có nhiệt độ thấp.

Đảm bảo bạn đặt thiết bị tại nơi có luồng không khí. Có nhiều người có thói quen bỏ điện thoại vào túi nilong bịt kín khi đi ngoài trời để tránh làm ẩm máy. Tuy nhiên, khi bị bịt kín, nhiệt lượng sẽ làm ảnh hưởng đến cả thiết bị và pin. Hãy nhớ rằng: nhiệt độ cao còn gây hại cho pin điện thoại hơn cả nhiệt độ thấp.

8. Sử dụng Internet sẽ làm pin cạn nhanh hơn bất cứ hoạt động nào khác

Điều này không đúng. Cách làm cạn pin điện thoại nhanh nhất đó là chơi game. Các hình ảnh đồ họa trong game sẽ làm cạn pin vô cùng nhanh. Nếu bạn thường chơi game trên điện thoại, hãy giảm độ sáng màn hình hết mức có thể khi chơi (nếu bạn muốn kéo dài tuổi thọ pin). Nhưng bạn vẫn có thể vừa chơi game vừa sạc điện thoại và để độ sáng màn hình ở mức nào bạn thích.

*Lưu ý: Điều này còn phụ thuộc vào việc bạn sử dụng internet để làm gì. Nếu bạn xem video trên YouTube, chơi game online hoặc thực hiện các hoạt động nhiều đồ họa, pin của bạn sẽ cạn rất nhanh.

9. Tắt Wi-Fi, Bluetooth và GPS để kéo dài thời gian sử dụng pin

Điều này cũng sai. Những dịch vụ này chỉ làm hao pin điện thoại khi bạn sử dụng chúng mà thôi. Vì vậy nếu bạn bật Bluetooth nhưng không dùng đến thi nó cũng không ngốn pin của bạn giống như việc bạn bật Wi-Fi nhưng không dùng internet vậy. Dĩ nhiên các dịch vụ này cũng sẽ làm hao một chút pin nhưng nó không phải là nguyên nhân khiến điện thoại của bạn cạn pin chỉ trong vòng một ngày. Nếu bạn thật sự lo lắng về điều này, hãy giảm độ sáng màn hình hết mức có thể.

10. Sử dụng chức năng Quản lý ứng dụng có thể kéo dài tuổi thọ pin

Các trình Quản lý ứng dụng (Task managers) của bên thứ ba không liên quan gì đến tuổi thọ pin thiết bị. Bạn có thể sử dụng một ứng dụng Task managers để quản lý ứng dụng nhưng bạn đừng nghĩ rằng các ứng dụng task managers của bên thứ ba này có thể giúp kéo dài tuổi thọ pin điện thoại tốt hơn các trình Quản lý ứng dụng mặc định.

vtv.vn

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...