Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 đặt ra nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực tại tám cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn an ninh thông tin.
Đó là thông tin được đưa ra trong phiên họp lần 1 Ban điều hành triển khai “Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” vào ngày 15-9.
Tám cơ sở đó là: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Kỹ thuật mật mã, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Học viện An ninh nhân dân – Bộ Công an.
Cụ thể, đến năm 2020 đưa được 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an toàn, an ninh thông tin ở nước ngoài, trong đó có 100 tiến sĩ; đào tạo được 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an toàn an ninh thông tin chất lượng cao; đưa 1.500 cán bộ chuyên trách về an toàn an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn, cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài; tập huấn, đào tạo ngắn hạn và nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn an ninh thông tin cho 10.000 lượt cán bộ làm về an toàn an ninh thông tin và CNTT tại các cơ quan nhà nước.
Đặc biệt, Đề án còn đặt ra nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ về an toàn an ninh thông tin, đồng thời, ưu tiên dành chỉ tiêu học bổng từ các chương trình đào tạo nước ngoài.
Đề án cũng đưa ra một số nhóm giải pháp trong việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực như: Nhóm giải pháp hỗ trợ thúc đẩy hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực an toàn an ninh thông tin; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực an toàn an ninh thông tin; nhóm giải pháp về cơ chế tài chính và kinh phí triển khai Đề án. Cụ thể như có cơ chế, chính sách thu hút học sinh, sinh viên khá giỏi theo học ngành, chuyên ngành công nghệ thông tin và an toàn an ninh thông tin; cơ chế, chính sách hỗ trợ, xây dựng, triển khai áp dụng chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin, xây dựng kỹ năng công nghệ thông tin theo hướng thường xuyên được cập nhật công nghệ mới; xây dựng, ban hành hệ thống chức danh an toàn an ninh công nghệ thông tin kèm theo các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các bộ chuyên trách về an toàn an ninh thông tin nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực an toàn an ninh thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, với mục tiêu là khai thác hiệu quả và bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức.
Tại phiên họp, các thành viên Ban điều hành cũng đã tập trung thảo luận, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là vướng mắc về tài chính để đẩy mạnh triển khai các dự án, nhiệm vụ của Đề án.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...