Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 24.5 về tình hình căng thẳng trên biển Đông, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Chủ trương của chúng ta là sử dụng các biện pháp hòa bình, phù hợp với pháp luật quốc tế. Nếu Trung Quốc không có động thái xuống thang, rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam thì chúng ta sẽ tiến hành biện pháp mạnh hơn. Chúng ta đang củng cố hồ sơ, chứng cứ để làm cơ sở khởi kiện ra tòa án quốc tế”.
|
Tức là trong các phương án có tính đến việc kiện ra tòa quốc tế?
|
Chính phủ đang chuẩn bị các hồ sơ, chứng lý và sẵn sàng.
Việc khởi kiện liệu có gặp khó khăn?
Sẽ có những khó khăn, nhưng tôi chắc chắn đất nước ta đã thực hiện quyền quản lý của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa từ ngàn xưa. Cha ông ta đã có những đội lính Trường Sa từ ngày đó. Ngoài ra, mới đây cũng vừa có thêm một quyển Atlas của nước ngoài đưa về càng khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này. Nhưng quan trọng nhất, tôi nghĩ là tinh thần đoàn kết của người dân, triệu triệu người như một. Đó mới là sức mạnh lớn nhất của chúng ta để đứng xung quanh mỗi hòn đảo để bảo vệ chủ quyền. Khi triệu người như một thì sức mạnh đó không thế lực nào địch được.
Bản thân ông có niềm tin thế nào vào việc khởi kiện?
Tôi tin vào chính nghĩa của chúng ta và với hồ sơ chứng cứ đang chuẩn bị, tôi tin chúng ta đủ cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình.
Qua thảo luận về tình hình biển Đông, nhiều đại biểu cũng kiến nghị phải củng cố, tăng cường tiềm lực quân sự, quốc phòng để sẵn sàng bảo vệ biển đảo, quan điểm của ông?
Đất nước nào chẳng thế, như ta liên tục hết bị nước này đến nước kia đe dọa xâm lược thì chúng ta phải sẵn sàng tinh thần tự vệ. Chúng ta không đi xâm chiếm, không đi đánh nước nào mà chỉ tự vệ thôi. Chúng ta là một đất nước ngàn năm văn hiến, yêu chuộng hòa bình như thế, luôn phải chống trả giặc ngoại xâm nên ý thức hơn hết về hòa bình, về tự vệ.
Việt Nam đã nhiều lần tìm cách tiếp xúc để trao đổi vấn đề nhưng Trung Quốc bất hợp tác, vậy chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng phương pháp hòa bình như thế nào?
Tôi cho rằng rồi cũng đến lúc chúng ta phải thay đổi phương thức vì nói với anh mãi mà anh không chịu gặp thì thế giới người ta sẽ nói thế nào, một đất nước tự nhận là đứng thứ 2 thế giới mà giữ quan điểm như thế thì chính Trung Quốc cũng phải nghĩ lại về việc sẽ bị cô lập, tự mình đánh mất mình về uy tín.
3 kiểm ngư viên bị thương, 8 tàu Việt Nam bị đâm va, phun nước
Thông tin từ Cục Kiểm ngư ngày 24.5 cho biết Trung Quốc (TQ) đã tăng thêm 5 tàu đến bảo vệ giàn khoan Hải Dương-981, nâng tổng số tàu hiện có lên 127 chiếc. Trong đó, có 1 tàu chiến, 14 tàu kéo, 44 tàu hải cảnh, 50 tàu cá vỏ sắt, 18 tàu vận tải. Trong ngày, 4 máy bay của TQ liên tục bay nhiều vòng ở độ cao 300 - 500 m trong khu vực có tàu Việt Nam hoạt động để nắm tình hình. Đáng chú ý, tàu hộ vệ tên lửa đã được rút ra xa giàn khoan, đưa về neo ở phía đông nam đảo Tri Tôn. Diễn biến đấu tranh của tàu Việt Nam với phía TQ trong vùng biển có giàn khoan rất căng thẳng. Trong ngày, tàu kiểm ngư di chuyển theo nhóm đồng loạt cơ động, tiến sâu áp sát giàn khoan, tăng áp lực đấu tranh. Có thời điểm, tàu kiểm ngư chỉ còn cách giàn khoan 3,7 hải lý. Trước sự quyết tâm của lực lượng chấp pháp Việt Nam, tàu TQ tiếp tục gia tăng hành động hung hãn cản phá bằng cách bố trí tàu kéo, tàu cá vỏ sắt đâm va, phun nước làm 8 tàu của Việt Nam bị hư hỏng thiết bị nghe nhìn, móp méo. Có 3 kiểm ngư viên Việt Nam bị thương khi bị tàu TQ đâm va, phun nước. Đặc biệt, tàu TQ đã nới rộng khoảng cách, tăng cường cản phá quyết liệt các tàu Việt Nam ở khoảng cách từ 10 - 12 hải lý đến giàn khoan. Dù bị phía TQ hung hăng truy cản, sẵn sàng đâm va nhưng các tàu kiểm ngư, kiểm ngư viên vẫn bám sát hiện trường, tiếp tục tìm phương án tiến sâu vào giàn khoan. Phan Hậu |
Biểu tình chống Trung Quốc trước Hội đồng Châu Âu Ngày 23.5, các hội đoàn Việt Nam tại Bỉ đã tổ chức biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc (TQ) trước trụ sở Hội đồng Châu Âu ở quảng trường Robert Schuman của thủ đô Brussels. Khoảng 120 người đã tham dự biểu tình, bao gồm bà con Việt kiều, sinh viên Việt Nam tại Bỉ và nhiều người Bỉ ủng hộ Việt Nam sau khi được cung cấp thông tin về việc TQ ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng biển nước ta. Trao đổi với Thanh Niên, Tổng thư ký Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ Phạm Huy Hoàng cho biết: “Buổi biểu tình bắt đầu bằng lễ chào cờ, hát quốc ca, sau đó đại diện các hội đoàn và cộng đồng người Việt Nam tại Bỉ cùng nhiều bạn bè người nước ngoài đã đọc diễn văn lên án TQ. Các khẩu hiệu, biểu ngữ được soạn bằng tiếng Việt, Pháp, Hà Lan và Anh...”. Những người tham dự biểu tình đã cùng ký tên vào thỉnh nguyện thư phản đối hành động của TQ ở biển Đông để gửi đến Tổng thư ký LHQ, Hội đồng Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, Tòa án Công lý quốc tế tại The Hague...
Lan Chi |
Hội Hữu nghị Việt - Nga phản đối thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo VN
Trao đổi với PV Thanh Niên bên lề kỳ họp QH hôm qua 24.5, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nga, cho biết đã ký công văn gửi Hội Hữu nghị Nga - Việt và Đài Tiếng nói nước Nga trao đổi thông tin về việc Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga đăng bài viết xuyên tạc sự thật, vu khống Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương-981. “Nội dung trong công văn của hội khẳng định các ý kiến trong bài báo là sai trái với lịch sử, phản ánh không đúng tinh thần hữu nghị 2 nước Việt - Nga”, ông Đào Trọng Thi nói và cho biết thông qua công văn này, Hội Hữu nghị Việt - Nga đề nghị các cơ quan trên trao đổi để người dân Nga biết rõ về bản chất sự việc chứ không trao đổi trực tiếp với tác giả bài báo bởi các nội dung trong bài báo là quan điểm cá nhân, không đại diện cho nhà nước và nhân dân LB Nga. Trước đó, hãng tin RIA Novosti, một trong những hãng thông tấn lớn nhất nước Nga đã cho đăng bài báo Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo của nhà báo Dmitri Kosyrev. Bài báo này nêu ra nhiều nhận định sai lệch, xuyên tạc khi cho rằng giàn khoan Hải Dương-981 nằm trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km, cố tình cho rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Đồng thời nội dung bài báo này cũng nhìn nhận Việt Nam đối với Trung Quốc cũng có những chuyện rất giống như Ukraine đối với Nga. Liên quan đến bài báo này, ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, cho biết Bộ Ngoại giao đã làm việc và được Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cho biết thông tin và bình luận trong bài báo thể hiện quan điểm cá nhân của người viết, hoàn toàn không phải là quan điểm chính thức của lãnh đạo nước Nga. Thái Sơn |
Thái Sơn (ghi)
Theo: Thanhnien.com.vn
Hôm nay 12.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực y tế và lĩnh vực thông tin - truyền...
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 11.11, Quốc hội bắt đầu tiến...
Sáng 9.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự điều hành của Phó...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 08.11, dưới sự điều hành của Phó...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...