Hai kịch bản phòng chống dịch trong tình hình mới

Thứ 5, 28/04/2022 | 00:00:00
1,054 lượt xem

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã cập nhật kế hoạch “Chuẩn bị Chiến lược, Sẵn sàng Ứng phó Dịch bệnh” và các bước cần thiết mà các quốc gia cần thực hiện tiến tới chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Bộ Y tế Việt Nam cũng đã xây dựng dự thảo các phương án, kịch bản phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới: một là để COVID-19 trở thành bệnh lưu hành, hai là sẵn sàng các biện pháp dự phòng, không bị động để khi xuất hiện tình huống mới.

Hơn 200 triệu mũi tiêm vaccine Covid-19 được hoàn thành trong vòng 9 tháng kể từ khi phát động chiến dịch tiêm chủng lịch sử.

Những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 cũng đã giảm mạnh với tỷ lệ tử vong thấp nhất trong vòng nhiều tháng. Các chuyên gia cũng đã phân tích về việc có nên coi Covid-19 là bệnh lưu hành hay không.

GS TS Nguyễn Văn Kính – Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam:

"Bên cạnh omicron virus tiếp tục đột biến và vẫn xuất hiện trên khắp thế giới, nên ko chủ quan, ko lơ là cảnh giác."


Vì vậy 2 phương án phòng chống dịch Covid-19 đã được đưa ra:

Kịch bản 1: Biến chủng Omicron đang xuất hiện phổ biến trong cộng đồng và sẽ giảm dần độc lực. Đồng thời, miễn dịch có sẵn từ việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong cộng đồng và mắc bệnh, số ca diễn biến nặng và tử vong giảm.

Kịch bản 2: các biến chủng mới liên tục xuất hiện vẫn có khả năng xảy ra. Các biến chủng này có thể hình thành do sự tương tác giữa các biến chủng đã xuất hiện hoặc biến chủng khác mới hơn. Biến chủng SARS-CoV-2 mới khi xuất hiện sẽ làm giảm hiệu lực bảo vệ của vắc-xin, gây lây lan nhanh hơn và tăng nguy cơ diễn biến nặng.

GS TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế:

"Với kịch bản này thì bên cạnh các biện pháp mà chúng ta được sử dụng chung như là vấn đề VX, thuốc điều trị và kể cả các biện pháp hành chính, xã hội khi cần thiết thì chúng ta cũng kích hoạt như thời gian qua chúng ta triển khai một cách đồng bộ, cái quan trọng nhất là lấy sức khỏe là phải trên hết trước hết và bên cạnh đấy mục tiêu phát triển kinh tế xã hội." 


WHO nhận định dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn, có thể sớm trở thành bệnh lưu hành. Trước đó cuối tháng 3, Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022, khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Ông Kidong Park – Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam:

"WHO khuyến nghị các quốc gia lập kế hoạch cho ba kịch bản trong 12 tháng tới  đó là : vi rút tiếp tục phát triển nhưng mức độ nghiêm trọng của bệnh giảm dần theo thời gian . Thứ 2 với các biến thể ít nghiêm trọng hơn xuất hiện, các thuốc điều trị và  vắc-xin có thể không còn cần thiết nữa; Tình huống xấu nhất, với một biến thể độc lực và có khả năng lây truyền cao đang xuất hiện, và vaccine cần phải tiếp tục cập nhật đảm bảo ưu tiên cho các nhóm nguy cơ cao”


Các kịch bản này cũng sẽ giúp Việt Nam đưa ra các phương án phòng chống dịch trong tình hình thực tiễn hiện nay khi một số biện pháp phòng chống không còn phù hợp như: khai báo y tế, không tụ tập và giữ khoảng cách./.

Theo TTXVN
 

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...