Thế hệ trẻ Hàn Quốc “chuộng” đi chợ online

Thứ 6, 30/10/2020 | 00:00:00
520 lượt xem

Giữa thời đại công nghệ số bùng nổ và vòng xoáy sôi động của cuộc sống khiến cho giới trẻ tại Hàn Quốc có xu hướng dành ít thời gian cho việc nấu ăn, và đa phần lựa chọn các thực phẩm đóng gói sẵn. Không chỉ vậy mà ngay cả việc mua thực phẩm hằng ngày như đi chợ cũng đang bị thay thế bởi các cửa hàng online tiện dùng.

Nếu như trong thập kỷ trước, phụ nữ Hàn Quốc vẫn thường xuyên đi chợ, mua sắm thực phẩm cho cả gia đình thì nay điều này đã thay đổi khá nhiều.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.400 hộ gia đình Hàn Quốc, người tiêu dùng ở độ tuổi 20 và 30 đã trở thành những người mua thực phẩm nhiều nhất.

Và phần lớn trong số họ lựa chọn “đi chợ online”



Chị Kim Ah-young - Nhân viên văn phòng: "Tôi thường tranh thủ mua thực phẩm tươi sống trên mạng vì tôi có con nhỏ. Điều này giúp tôi tiết kiệm thời gian đi chợ, các cửa hàng thường giao ngay hoặc thậm chí giao trong buổi sáng, rất tiện lợi.”




Chị Oh Soo-Jin - Người dân Hàn Quốc: “Gia đình tôi hiện nay không có quá đông người. Vì vậy, thay vì đi chợ hằng ngày và nấu đồ ăn nhiều, tôi sẽ tranh thủ tìm mua các sản phẩm đóng gói sẵn trên mạng để không lãng phí thức ăn và việc chuẩn bị bữa ăn không mất nhiều thời gian.”


Sự tiện lợi, nhanh chóng của thương mại điện tử khiến cho các hình thức mua sắm truyền thống như đi chợ hay siêu thị hiện đang dần bị “soán ngôi”. Do đó, thị trường giao đồ ăn của Hàn Quốc dự kiến tăng 40% trong năm nay, từ 11 tỷ USD năm 2019 lên 15,4 tỷ USD, đứng thứ 3 trên thế giới về thị trường dịch vụ đặt đồ ăn, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Cung gặp cầu, khi mà đơn đặt hàng thực phẩm trên mạng tăng lên chóng mặt thì các công ty cũng phải “chạy đua” để tuyển người giao hàng. Có lẽ, đây là nghề nghiệp nóng nhất giữa bối cảnh đại dịch bùng phát hiện nay.



Cô Chey Young-ah – Nhân viên giao đồ ăn: “Tôi cảm thấy may mắn khi tìm được công việc giữa lúc kinh tế khó khăn. Tôi đang phải tạm đóng cửa các lớp học của mình, do đó, công việc này là cứu cánh để có thêm thu nhập. Đặc biệt, người tuyển dụng nhân viên giao hàng cũng không yêu cầu gì cao.” 


Trung bình làm việc 7 ngày 1 tuần trên chiếc xe máy của mình, Chey đã kiếm được khoảng 1,8 triệu won, cao gấp 9 lần mức lương giảng viên nghệ thuật trước đây.

Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã tạo nên rất nhiều thay đổi. Việc tăng cường ăn uống tại nhà, hạn chế đi lại và tiếp xúc kéo theo sự bùng nổ của mua sắm online và gần như tất cả các dịch vụ cũng phải chuyển mình theo làn sóng mới này.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...