Doanh nghiệp dệt may giảm thiểu tác động của cuộc chiến Nga-Ukraine

Thứ 4, 04/05/2022 | 00:00:00
1,156 lượt xem

Nhiều doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh triển khai các giải pháp duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, giảm thiểu những tác động của cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, nhất là khi chi phí đầu vào tăng cao.

Sản xuất tại Công ty TNHH HNP Chi nhánh Thái Bình

Đơn cử như ở Công ty TNHH HNP Chi nhánh Thái Bình là ví dụ. Trước thực trạng giá nguyên, vật liệu, chi phí logistics tăng cao, trong đó cước vận tải biển tăng từ 4-6 lần, đơn vị triển khai thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giao hàng đúng thời hạn; tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu; giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh, bù đắp chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh. Cùng với đó, chủ động cơ cấu lại thị trường xuất khẩu. Mặc dù thời điểm hiện tại, sản phẩm dệt kim xuất khẩu sang Nga vẫn duy trì ổn định, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, thời gian qua, doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều nước Châu Âu khác. 

 Nhờ linh hoạt thích ứng với thị trường biến động, nên doanh thu từ đầu năm 2022 đến nay đạt gần 20 tỷ đồng. Đảm bảo việc làm cho 400 lao động, với mức lương bình quân 6,8 triệu đồng/người/tháng.

Duy Huy

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...