Từ khi đợt dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các hoạt động của Công ty Tân Đệ chưa hề bị gián đoạn dù chỉ một ngày. Không chỉ thực hiện đầy đủ các đơn hàng cho đối tác, doanh nghiệp này còn hỗ trợ các đơn hàng cho các doanh nghiệp miền Nam để không bị đứt gẫy nguồn cung. Không chỉ duy trì mức tăng trưởng 2 con số mà doanh nghiệp còn quy trì việc làm cho gần 20.000 lao động.
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Tân Đệ
Ông Nguyễn Tiến Phương - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tân Đệ: “Chúng tôi có một sáng kiến là tổ chức thi đua theo tuần và thậm chí người lao động chúng tôi kiểm soát công việc theo ngày. Việc thi đua này đã làm cho tất cả mọi người cùng tập trung, mỗi người đều có sự nỗ lực riêng tạo ra hiệu quả làm việc rất cao. Và chính vì thế, chúng tôi đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc. Trong năm 2021 này, sản lượng kinh doanh của công ty chúng tôi tăng lên 22%. ” |
Sản xuất sợi tại Công ty TNHH Sợi dệt Hương sen Comfor
Hầu hết các doanh nghiệp đều xác định nhiệm vụ phòng chống dịch là yếu tố then chốt, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh phải được quan tâm hàng đầu trong tình hình hiện nay.
Có thể còn những khó khăn về xuất nhập khẩu ở cả 2 chiều, thậm chí khách hàng chậm thanh toán khiến dòng tiền bị thiếu hụt nhưng nhiều doanh nghiệp đã dùng quỹ dự phòng để duy trì sản xuất, hỗ trợ cho người lao động. Sản xuất ổn định trở lại là điều kiện cần để doanh nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Ông Nguyễn Văn Vẻ - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sợi dệt Hương sen Comfor: “Chúng ta phải tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do CPTPP và 18 hiệp định VIệt Nam ta đã ký với các đối tác. Đây là một cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp tận dụng để khi xuất khẩu sản phẩm của mình được miễn thuế quan. Tất cả những điều đó chúng ta không nên bỏ lỡ. Bản thân các doanh nghiệp lúc này phải tích cực, hăng hái thi đua, mỗi công nhân làm việc bằng hai để bù đắp lại cho những ngày tháng chúng ta gặp khó khăn.” |
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình trao tặng vật tư y tế cho Sở Y tế chống dịch Covid-19
Các doanh nghiệp đã không còn bị động mà đã dần thích ứng tốt hơn và biến những thách thức thành cơ hội để phát triển. Tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức 2 con số, hàng ngàn việc làm mới tiếp tục được tạo ra. Doanh nghiệp giờ đây lại tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thiết thực hiệu quả, như phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Tích cực thu nộp ngân sách”. Tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, chung tay ủng hộ cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.
Tăng trưởng 9 tháng ở mức 2 con số, hàng chục tỷ đồng tiền mặt, vật tư sinh phẩm, phương tiện, thiết bị y tế được các doanh nghiệp trong tỉnh quyên góp ủng hộ để chung tay cùng cả nước chống dịch. Đó là chính là thước đo sức khỏe của doanh nghiệp, là minh chứng cho hiệu quả của phong trào thi đua "Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh” trong suốt thời gian qua.
Hữu Phước
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...