Tự động hóa ngành may – xu hướng tất yếu

Thứ 2, 14/10/2019 | 15:02:59
2,816 lượt xem

Sản xuất gia công với nòng cốt nhân công giá rẻ hiện không còn là lợi thế của ngành dệt may nước ta. Với một địa phương có hơn 300 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may như Thái Bình, việc đẩy mạnh tự động hóa trong ngành may đang trở thành xu hướng tất yếu, giúp doanh nghiệp giải bài toán khó liên quan đến lao động và tiết kiệm chi phí. Ghi nhận của phóng viên TBTV tại Nhà máy may xuất khẩu Đại Dương, thuộc công ty Cổ phần Đại dương, huyện Thái Thụy.

Nếu như trước kia, những công nhân như anh Bùi Viết Khánh phải di chuyển để đẩy hàng đến các chuyền may, thì nay chỉ cần những thao tác trên máy tính, sản phẩm đã được chuyển đến từng công nhân nhờ hệ thống chuyền treo tự động. 

Anh Bùi Viết Khánh - công nhân Nhà máy may xuất khẩu Đại Dương, huyện Thái Thụy: Về dây chuyền treo rút ngắn thời gian... Hệ thống này không phải bưng chuyển mà kẹp hệ thống sẽ chuyển tới từng người, ngồi tại chỗ không phải đi lấy hàng. Sẽ rút ngắn được thời gian, khớp chi tiết công nhân không bị nhầm lẫn chi tiết nọ với chi tiết kia, giúp công nhân may nhanh hơn, không phải chọn thông số, tránh nhầm lẫn.



Bên cạnh đó, nhà máy May xuất khẩu Đại Dương còn đầu tư hệ thống tự động như máy cắt, máy trải, máy kiểm vải, máy lập trình khổ lớn cắt laser….Việc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất giúp năng suất lao động của công nhân tăng khoảng 20%. 

Bà Chu Thị Chiến - quản đốc nhà máy May xuất khẩu Đại Dương: Cách quản lý dễ hơn cho người lao động bởi mọi vấn đề sẽ được nhìn nhận ngay trên chuyền chứ không như chuyền bộ. Nó là hệ thống tiên tiến nên chất lượng, kiểm định rõ ràng nên thuận lợi cho người quản lý, người lao động có cơ sở đẩy năng suất của mình lên. Ban lãnh đạo Công ty sẽ đầu tư tiếp hệ thống truyền treo sang xưởng thứ 2.



Có thể thấy, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất là xu hướng tất yếu nhưng thực hiện không dễ. Bởi chi phí đầu tư lớn và liên quan đến đội ngũ để quản trị các thiết bị. Bởi thế các doanh nghiệp như Đại Dương đang tự động hóa từng phần, phù hợp với dây chuyền sản xuất và nguồn lực sẵn có. Khi doanh nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì chính bản thân người lao động phải nâng cao tay nghề và trình độ của mình lên để đáp ứng với thay đổi hiện đại của ngành may hiện nay.

Ninh Thanh

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...