Cách quản lý hoạt động quyên góp từ thiện ở nước ngoài

Thứ 4, 06/10/2021 | 09:44:57
2,203 lượt xem

Từ thiện vốn được coi là hành động đẹp, một việc làm tử tế, thể hiện truyền thống nhân ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Hiện nay, hoạt động từ thiện được thực hiện dưới nhiều hình thức, quy mô, ngày càng thu hút nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện và các tổ chức tham gia, mang lại những tác động tích cực cả về vật chất và tinh thần cho các đối tượng được nhận hỗ trợ.

Tuy nhiên, làm sao để làm từ thiện đúng cách, không lợi dụng từ thiện vào mục đích cá nhân lại là một vấn đề đang được dư luận rất quan tâm. Tại các quốc gia phát triển, hoạt động từ thiện cũng được quản lý theo một bộ luật và những quy định cụ thể để có thể minh bạch tài chính.

Đây là một báo cáo tổng kết từ thiện tại Anh được công bố trong năm 2016.

Điều đáng chú ý là 1/5 số quỹ từ thiện lớn nhất tại Anh đã chi ít hơn một nửa số tiền mà họ đã quyên góp được, mặc dù có lý do chính đáng.

Ngay sau đó, Vương quốc Anh đã yêu cầu hoạt động từ thiện sẽ được chính phủ quản lý chặt chẽ hơn. 

Theo báo cáo, 292/1.020 quỹ từ thiện chi ít hơn số tiền đã kêu gọi được. 

Điển hình là tổ chức Bristish heart Foundation UK, Age UK, Cancer Research UK,… 

Đặc biệt đây là những quỹ từ thiện kêu gọi cho người cao tuổi và những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Điều này cũng gây tâm lý hoang mang trong xã hội.



Người dân Anh: “Tôi rất quan tâm đến những món quà từ thiện mà tôi đã trao đi và tôi muốn khi đã lựa chọn từ thiện thì sẽ không phải lo lắng.”






Giám đốc Báo cáo từ thiện tại Anh: “Tôi đã thấy rất thất vọng khi mà các số tiền từ thiện từ những quỹ này đã chưa được sử dụng phù hợp, gây nên tình trạng lãng phí.”


Ngay từ năm 2011, Luật Từ thiện (Charities Act 2011) của Anh quy định hoạt động cứu trợ thiên tai, cứu trợ nhân đạo thuộc một trong số các hình thức hoạt động từ thiện. Nếu được kiếm soát và hoạt động hiệu quả, khoa học, thì đây là những hoạt động được người dân đặt lòng tin. 



Anh Andy LLoyd Williams – Nhà hoạt động từ thiện: “Tôi đã hoạt động từ thiện rất nhiều năm nay và tôi lựa chọn những tổ chức uy tín với các hoạt động minh bạch và đến được đúng đối tượng cần hỗ trợ.”


Theo luật Anh, hoạt động từ thiện cần phải đăng ký để chính quyền giám sát theo tiêu chuẩn luật pháp, tránh lạm dụng, lừa đảo. Mọi hoạt động đem lại thu nhập cho tổ chức, cá nhân làm từ thiện nhiều hơn 100 nghìn bảng Anh (tương đương 136.000 USD) trong một năm đóng thuế. Số đăng ký từ thiện (charity number) đi kèm việc khai thuế, nhà nước hạn chế thu nhập của chính tổ chức và người làm từ thiện.   

Các khoản cao hơn mức đó và được ''miễn thuế thu nhập'' sẽ được chuyển lại cho hoạt động từ thiện sau khi Sở Thuế Hoàng gia (HMRC) hoàn lại cho hội đoàn từ thiện ở dạng Gift Aid để làm công tác thiện nguyện.

Trong khi đó, tại Australia, Canada và Mỹ, chính quyền cũng cho phép hoạt động từ thiện được vận hành mà không cần đăng ký nhưng phải tuân thủ quy định của Common Law, là các án lệ được tòa án sử dụng. Đây sẽ là những công cụ để giúp việc từ thiện thực sự là những hoạt động nhân văn, ý nghĩa và minh bạch trong xã hội.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...