Từ tháng 2/2023, một số chính sách mới, trong đó có các chính sách về lao động, tài chính có hiệu lực.
Tăng hệ số trượt giá BHXH năm 2023
Mỗi năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều điều chỉnh lại mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đã đóng BHXH (hay còn gọi là hệ số trượt giá) để bù đắp sự mất giá của đồng tiền ở các thời điểm đóng bảo hiểm trước đây. Tại Thông tư 01/2023, hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2023 đã được điều chỉnh tăng so với năm 2022. Mức tăng dao động từ 0,03 cho đến 0,16 (trừ hệ số áp dụng cho năm 2021 và 2021 là không tăng). Thông tư 01/2023 có hiệu lực từ ngày 20/2.
Giám định lại sức khỏe do tai nạn lao động không cần chờ 2 năm
Giám định lại sức khỏe do tai nạn lao động không cần chờ 2 năm - Đây cũng là một trong những chính sách mới về bảo hiểm có hiệu lực tháng 2/2023 đáng chú ý được đề cập tại Thông tư 18/2022 của Bộ Y tế. Theo Khoản 8 Điều 1 Thông tư này, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã thực hiện giám định sức khỏe để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoàn toàn có thể chủ động đi khám giám định lại mức suy giảm khả năng lao động nếu có nhu cầu. Trước đó, nếu muốn giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động phải chờ ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) tính từ ngày được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó.
Giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến
Thông tư 75/2022 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 5-2 quy định công dân Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú thì phải nộp lệ phí, thống nhất trên cả nước thay vì theo mức quy định riêng của các tỉnh như hiện nay. Cụ thể, kể từ ngày 5-2, mức đóng lệ phí đăng ký thường trú là 20.000 đồng/lần đăng ký nếu nộp hồ sơ trực tiếp, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình) thì lệ phí là 15.000 đồng/lần đăng ký trực tiếp. Công dân được giảm 50% lệ phí khi đăng ký thường trú qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Xuyên tạc lịch sử trên phim sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng
Nghị định 128/2022 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có hiệu lực từ ngày 15-2. Cụ thể, phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với cá nhân (80-100 triệu đồng đối với tổ chức) có các hành vi như: Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc, danh nhân; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về an ninh mạng… Đồng thời, đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh 1-3 tháng. Buộc cải chính thông tin sai sự thật, xin lỗi cá nhân bằng văn bản…
Theo TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...