Từ 1-1-2017: Chưa có điều Luật Tòa vẫn phải xét xử

Thứ 4, 21/12/2016 | 09:07:25
1,003 lượt xem

Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) có hiệu lực từ ngày 1-7-2016. Tuy nhiên, có một số quy định trong Bộ luật TTDS 2015 có hiệu lực từ ngày 1-1-2017, trong đó, đáng chú ý là quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Khoản 2, Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”
Đây được cho là một quy định tiến bộ, cần thiết và có lợi cho người dân, đảm bảo công dân có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Là căn cứ để Tòa án phải nhận đơn, thụ lý, giải quyết những tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định, không để người dân tự xử lý, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.
Vậy Tòa án sẽ dựa vào cơ sở nào để xem xét, giải quyết vụ án, căn cứ vào đâu để bảo vệ quyền và lợi ích của người dân khi không có cơ sở pháp lý?
Điều 45 BLTTDS quy định về nguyên tắc giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng nêu rõ: tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tuy nhiên tập quán không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ luật Dân sự.
Khi yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 Bộ luật TTDS 2015. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
Trong trường hợp không có tập quán thì tòa án có thể áp dụng “tương tự pháp luật”.
Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Bộ luật TTDS 2015. Án lệ được tòa án nghiên cứu, áp dụng khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao lựa chọn và được Chánh án TAND tối cao công bố. Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo

Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...