Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 53/2016/NĐ-CP quy định về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước.
Hình minh họa.
Theo Nghị định, tiền lương, tiền thưởng của người lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng của thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên và Kế toán trưởng (người quản lý công ty) gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.
Về tiền lương của người lao động, quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động được xác định dựa trên số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch.
Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định căn cứ vào mức tiền lương trong hợp đồng lao động, mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề và gắn với chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch của công ty.
Cụ thể, đối với công ty có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề gắn với mức tăng/giảm năng suất lao động kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề, đảm bảo mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân.
Đối với công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các trường hợp khách quan) thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động và tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Căn cứ quỹ tiền lương kế hoạch, tùy theo điều kiện thực tế, công ty xác định đơn giá tiền lương để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạm ứng tiền lương cho người lao động. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương kế hoạch và mức độ thực hiện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh. Công ty xây dựng quy chế trả lương và phân phối tiền lương cho người lao động gắn với mức độ đóng góp, hiệu quả thực hiện công việc của người lao động.
Ngoài quy định tiền lương của người lao động, Nghị định cũng quy định cụ thể tiền lương, thù lao của người quản lý công ty. Theo đó, quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý công ty chuyên trách được xác định dựa trên số lượng người quản lý công ty chuyên trách và mức tiền lương bình quân kế hoạch.
Mức tiền lương bình quân kế hoạch đối với người quản lý công ty chuyên trách là người đại diện phần vốn nhà nước được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện năm trước liền kề gắn với việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, bảo đảm tiền lương và thu nhập của người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người lao động và nhà nước theo quy định của pháp luật, các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch và bảo đảm tối đa không quá 36 triệu đồng/tháng (gọi là mức lương cơ bản, khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ bản thì thực hiện theo quy định mới của Chính phủ) đối với công ty có lợi nhuận kế hoạch dưới 50 tỷ đồng.
Trường hợp công ty có lợi nhuận kế hoạch từ 50 tỷ đồng trở lên thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương so với mức lương cơ bản. Cụ thể:
Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa bằng 0,5 đối với công ty có lợi nhuận từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa 1,0 đối với các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận có lợi nhuận từ 100 tỷ đồng tới dưới 500 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại dịch vụ có lợi nhuận từ 100 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng. Công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 100 tỷ đồng tới dưới 200 tỷ đồng.
Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa 1,5 đối với các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận có lợi nhuận từ 500 tỷ đồng tới dưới 1.000 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại dịch vụ có lợi nhuận từ 300 tỉ đồng đến 700 tỷ đồng. Công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 200 tỷ đồng tới dưới 500 tỷ đồng.
Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa 2 đối với các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận có lợi nhuận từ 1.000 tỷ đồng tới dưới 1.500 tỷ đồng, công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại dịch vụ có lợi nhuận từ 700 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng. Công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 500 tỷ đồng tới dưới 700 tỷ đồng.
Hệ số điều chỉnh tăng thêm tối đa 2,5 đối với các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông có lợi nhuận có lợi nhuận từ 1.500 tỷ đồng trở lên, công ty thuộc lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí, khoáng sản, điện, thương mại dịch vụ có lợi nhuận từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Công ty thuộc lĩnh vực còn lại có lợi nhuận từ 700 tỷ đồng trở lên.
Nghị định cũng nêu rõ, quỹ thù lao của người quản lý công ty không chuyên trách được xác định trên cơ sở số lượng người quản lý công ty không chuyên trách, thời gian thực tế làm việc và mức thù lao tối đa 20% mức tiền lương của người quản lý công ty chuyên trách.
Nghị định 53/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-8-2016.
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...