Đây là một trong những nội dung của Thông tư liên tịch số 03/2014 do Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Văn bản có hiệu lực từ ngày 25-11-2014.
Theo đó, Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH quy định, trường hợp bà mẹ là vợ liệt sĩ tái giá hoặc bà mẹ là mẹ liệt sĩ tái giá: sẽ xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho bà mẹ là vợ liệt sĩ tái giá nhưng vẫn có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ của liệt sĩ và nuôi con của liệt sĩ đến tuổi trưởng thành, hoặc vì thực hiện nhiệm vụ hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc con hoặc bố mẹ của liệt sĩ. Các trường hợp này phải được chính quyền cấp xã lập hồ sơ xác nhận.
Xét tặng và truy tặng cho bà mẹ là mẹ liệt sĩ tái giá mà con của mẹ là liệt sĩ bao gồm con của chồng trước và con của chồng sau.
Những bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Điều kiện liên quan đến mẹ của liệt sĩ nêu trong Thông tư liên tịch này đồng thời là điều kiện liên quan đến mẹ của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên quy định tại Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" thực hiện theo Điều 2 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định cụ thể khác.
Trường hợp liệt sĩ là con đẻ đồng thời là con nuôi sẽ xét tặng hoặc truy tặng cho hai bà mẹ nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Trường hợp liệt sĩ là con của bà mẹ này lại là chồng của bà mẹ khác sẽ xét tặng hoặc truy tặng đối với bà mẹ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Trường hợp cả hai bà mẹ đều đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thì xét tặng hoặc truy tặng cho cả hai bà mẹ.
Trường hợp mẹ đẻ của hai liệt sĩ đã chết khi hai liệt sĩ đều chưa đến tuổi thành niên, mẹ kế có công nuôi dưỡng cả hai liệt sĩ và đã được hưởng trợ cấp tiền tuất của hai liệt sĩ thì mẹ kế được xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
Trường hợp bà mẹ có nhiều con nhưng đều đã chết, người con là liệt sĩ được xem là người con duy nhất, chỉ xét tặng hoặc truy tặng đối với bà mẹ mà những người con khác đều đã chết trước khi người con liệt sĩ tham gia cách mạng.
Thông tư cũng quy định về hồ sơ xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" được thực hiện theo Điều 4 của Nghị định 56/2013/NĐ-CP và các trường hợp cụ thể.
Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" phải có văn bản xác nhận của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về liệt sĩ, thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và người thân của liệt sĩ, thương binh.
Đối với những trường hợp đã thực hiện chế độ, quyền lợi của gia đình liệt sĩ nhưng bằng “Tổ quốc ghi công” bị mất, hư hỏng, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương căn cứ hồ sơ liệt sĩ đang quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi để thực hiện việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện hồ sơ, chuyển Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) thẩm định.
Trường hợp chưa được cấp bằng “Tổ quốc ghi công”, đối với những bà mẹ được đề nghị xét truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", Sở Lao động, Thương binh và Xã hội làm thủ tục đề nghị cấp bằng “Tổ quốc ghi công” theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Đối với những bà mẹ được đề nghị xét phong tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", Sở Lao động, Thương binh và Xã hội căn cứ hồ sơ liệt sĩ đang quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi để kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện hồ sơ chuyển Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) thẩm định.
Trường hợp không có hoặc không còn hồ sơ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội lập danh sách chuyển UBND cấp xã nơi người thân liệt sĩ cư trú để niêm yết công khai tại tSrụ sở UBND xã trong thời gian 45 ngày và lập biên bản kết quả niêm yết công khai; nếu không có khiếu nại, tố cáo thì Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xác nhận, hoàn thiện hồ sơ, chuyển Sở Nội vụ thẩm định. Sau đó, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội làm thủ tục đề nghị cấp bằng “Tổ quốc ghi công” theo hướng dẫn của Thông tư 16/2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Trường hợp bà mẹ cư trú ở nhiều địa phương nhưng không còn người lập hồ sơ xét đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", chính quyền cấp xã nơi bà mẹ có hộ khẩu thường trú và hưởng trợ cấp tiền tuất lập hồ sơ xét tặng hoặc truy tặng.
Trường hợp bà mẹ đã từ trần, việc đề nghị truy tặng do người được gia đình, họ tộc ủy quyền thực hiện. Nếu người đó không ở nơi bà mẹ cư trú khi còn sống thì hồ sơ phải có xác nhận của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ thương binh, liệt sĩ; văn bản của chính quyền địa phương nơi bà mẹ cư trú khi còn sống xác nhận về việc chưa lập hồ sơ đề nghị truy tặng và tình trạng thân nhân của bà mẹ.
Đối với bà mẹ được truy tặng Danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", khoản tiền trợ cấp một lần và hiện vật khen thưởng được trao cho người chồng. Nếu người chồng đã từ trần thì trao cho con hoặc vợ liệt sĩ thường xuyên giữ trách nhiệm thờ cúng bà mẹ. Trường hợp bà mẹ không còn chồng con thì trao cho người thân gần nhất chịu trách nhiệm thờ cúng, chăm sóc phần mộ của bà mẹ, theo đề nghị bằng văn bản của chính quyền cấp xã nơi bà mẹ cư trú khi còn sống...
Trước đó, trong phiên trả lời trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 12-10, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định, trên cơ sở thông tư này, các trường hợp nêu trên sẽ được xem xét giải quyết. Dẫu có muộn nhưng đây là việc làm rất thiết thực, đầy trách nhiệm đối với những người đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Theo: Nhân dân.com.vn
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...