Rác thải khẩu trang đe dọa môi trường

Thứ 5, 06/01/2022 | 00:00:00
712 lượt xem

Khẩu trang là vật bất ly thân của hầu hết mọi người trong thời kì đại dịch, là lá chắn giúp phòng chống virus Sars-Cov-2 hiệu quả. Thế nhưng đây lại là tác nhân đe dọa môi trường sống của chúng ta.

Hành trang không thể thiếu với mỗi người hàng ngày chính là những chiếc khẩu trang. Khẩu trang đóng vai trò như một chiếc lá chắn bảo vệ cộng đồng khỏi đại dịch đã hoành hành suốt hơn 2 năm qua. Thế nhưng chúng lại đang trở thành rác thải gây ô nhiễm môi trường khi kết thúc vòng đời tại các đại dương.

Ông Laurent Lombard – Tổ chức Bảo vệ đại dương Mer Propre:

"Đó là những rác thải hoàn toàn mới mẻ với môi trường. Nếu như trước đây chúng ta hiếm thấy găng tay cao su hay khẩu trang giấy xuất hiện bên ngoài cộng đồng, thì đại dịch đã biến chúng trở thành rác thải phổ biến hàng ngày. Mọi người có thói quen đeo khẩu trang khi ra đường nhưng họ cũng có một thói quen xấu nữa là vứt thẳng khẩu trang đã dùng ra đường phố."


Theo tổ chức Bảo vệ đại dương Mer Propre, hàng trăm tình nguyện viên đã rất shock khi vớt lượng rác thải khẩu trang quá lớn tại các bãi biển kể từ khi đại dịch xảy ra. Nhưng không dừng lại tại đó, lượng rác thải này vẫn tiếp tục tăng theo ngày.

Ông Laurent Lombard – Tổ chức Bảo vệ đại dương Mer Propre:

"Nếu như họ không vứt khẩu trang ra ngoài đường, chúng ta sẽ không tìm thấy chúng trôi nổi ngoài đại dương, bởi lẽ 80% rác thải ngoài đại dương tới  từ đất liền."


Theo một nghiên cứu mới của nhóm bảo tồn Ocean-Asia, kể từ đầu đại dịch COVID-19 tới giờ, các đại dương của chúng ta đang bị đầu độc bởi hơn 1,56 tỷ chiếc khẩu trang y tế dùng một lần. 

Anh Andrew Wunderley - nhà hoạt động môi trường đến từ tổ chức Charleston Waterkeeper:

"Mọi người thường có một quan niệm sai lầm cho rằng khẩu trang y tế được làm từ vải. Nhưng thực sự thì chúng được làm từ nhựa. Sẽ mất tới 450 năm để những chiếc khẩu trang có thể phân hủy."


Nghiên cứu của Ocean-Asia ước tính sản lượng khẩu trang được sản xuất trên toàn thế giới trong thời gian này có thể lên tới hớn 52 tỷ chiếc mỗi năm. Nếu tính trên tỷ lệ hao hụt khoảng 3% và mỗi chiếc khẩu trang y tế có chứa từ 3-4 gram nhựa polypropylene thì kể từ đầu đại dịch COVID-19 đến giờ, con người đã xả thêm vào đại dương từ 4.680-6.240 tấn nhựa.

Ông Gary Stokes - Giám đốc điều hành của Ocean-Asia :

"Trên một bãi biển dài khoảng 100 mét, chúng tôi tìm thấy khoảng 70 chiếc khẩu trang. Một tuần sau, 30 chiếc khẩu trang khác đã được vớt lên thêm. Và đó là trên một hòn đảo hoang ở giữa biển cả"


Ở một số vùng biển như Địa Trung Hải, khẩu trang có thể được tìm thấy nhiều hơn cả sứa. Đây thực sự là điều tệ hại với môi trường sống của chính chúng ta .

Theo TTXVN


  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...