Khó xử lý rác thải vũ trụ

Thứ 6, 07/05/2021 | 09:51:31
650 lượt xem

Rác thải vũ trụ không phải là câu chuyện mới. Thế nhưng các mảnh vỡ trong không gian tích tụ từ lâu lại đang là một mối đe dọa trên quỹ đạo Trái đất do nguy cơ va chạm dẫn đến các vụ nổ lớn. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng lại mắc kẹt bởi tính pháp lý và cả những tranh cãi giữa các quốc gia.

Ngày 29/4, tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc phóng thành công module lõi trạm không gian lên vũ trụ. Tuy nhiên, thay vì rơi xuống địa điểm đã định trước trên biển như các tên lửa trước đây, tên lửa này bắt đầu xoay quanh Trái Đất với tốc độ khoảng 27.600km/h và ở độ cao hơn 300km trong tình trạng mất kiểm soát.


Tiến sĩ Brad Tucker – Nhà vật lý thiên văn học, Đại học Quốc gia Australia: “ Một khi các tên lửa đẩy đã được phóng vào quỹ đạo, chúng ta hầu như không thể kiểm soát được hoạt động của nó nữa. Cũng vì thế, chúng ta không thể dự đoán được khi nào nó sẽ rơi, và nó sẽ rơi ở đâu.”

Vụ việc của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B một lần nữa lại làm nóng câu chuyện về rác thải vũ trụ.

Các mô hình khoa học ước tính có khoảng 170 triệu mảnh vụn vũ trụ lớn hơn 1mm và 34.000 mảnh lớn hơn 10cm, từ các bộ phận tên lửa cũ và các mảnh vỡ vệ tinh. Theo tính toán, với tốc độ di chuyển là 8 km/s, nhanh gấp 10 lần tốc độ của một viên đạn, một mảnh vụn nhỏ chỉ 1cm khi va chạm sẽ có sức nổ ngang một quả lựu đạn.


Ông Michel Doyon – Phó giám đốc phụ trách các vấn đề không gian, Bộ Ngoại giao Canada: “Các mảnh vỡ di chuyển tự do trong không gian quỹ đạo với tốc độ lớn, và có rất nhiều khả năng chúng sẽ va chạm với nhau, và chạm với các thiết bị vệ tinh đang hoạt động được phóng lên vũ trụ, gây ra những hậu quả khôn lường.”





Ông Holger Krag – Cơ quan Vũ trụ châu Âu: “Hậu quả dễ thấy nhất của một vụ va chạm giữa rác thải vũ trụ với vệ tinh đang hoạt động là vệ tinh sẽ bị hư hỏng, thậm chí ngừng hoạt động.”

Các cơ quan hàng không vũ trụ lớn trên thế giới đã xem xét nhiều phương án khác nhau để dọn rác vũ trụ, bao gồm quăng lưới, phóng lao móc và sử dụng vệ tinh gắn thêm cánh tay robot. Mới đây nhất cuối tháng 4 vừa qua Trung Quốc đã phóng vào quỹ đạo thấp của Trái Đất một nguyên mẫu robot có thể sử dụng vợt lưới lớn để thu dọn những mảnh vỡ trong không gian, mở đường cho các công nghệ khai thác tài nguyên trên tiểu hành tinh trong tương lai. 

Tuy nhiên, nhu cầu dọn rác trên quỹ đạo lại liên quan đến những khía cạnh đầy phức tạp, tạo nên những thách thức mới trong việc xây dựng chính sách, địa chính trị, kinh tế và xã hội.


Ông Michel Doyon – Phó giám đốc phụ trách các vấn đề không gian, Bộ Ngoại giao Canada: “Đây là một vấn đề khó khăn và thách thức, liên quan tới công nghệ, pháp lý, chi phí. Có cả tranh cãi về trách nhiệm của các quốc gia, giữa những nước chưa có năng lực du hành vũ trụ với nhóm các cường quốc không gian.”



Trong khi chờ đợi các nước giải quyết bài toán về luật không gian, các chuyên gia cảnh báo, nếu mức độ tắc nghẽn trên quỹ đạo tiếp tục tăng như hiện nay, với khoảng 20 vệ tinh được đưa lên mỗi năm, thì cứ nửa thế kỷ sẽ xảy ra một vụ va đụng vệ tinh.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...