Sáng 14/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình nghe Báo cáo kết quả thực hiện chủ trương của tỉnh về hỗ trợ xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt thủ công tại các xã và tình hình xử lý rác thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì hội nghị hỗ trợ xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt thủ công và xử lý rác thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh, sáng 14/4.
Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Thái Bình đã đầu tư 101 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo mô hình lò đốt. Mô hình này trong những năm qua đã đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải nông thôn phù hợp với tiêu chuẩn ở thời điểm đó; Mức đầu tư không lớn mà phát huy được nguồn lực xã hội hóa, dán được trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với việc xử lý rác thải. Giải quyết bức xúc về rác thải của những địa phương không có quỹ đất để chôn lấp. Tuy nhiên, do tỷ suất đầu tư thấp nên độ bền của lò đốt không cao. Nhiều lò hiện không còn phù hợp với bộ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Hơn nữa, lượng rác thải sinh hoạt nông thôn ngày càng lớn, đa dạng, mà lại không được phân loại từ nguồn, gây khó khăn cho việc xử lý triệt để bằng lò đốt mini.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ ra nguyên nhân còn tồn tại trong xử lý rác thải rắn hiện nay
Một trong những nguyên nhân được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ ra là do đầu tư công, nhất là đầu tư công ở lĩnh vực xử lý môi trường không hiệu quả; Một số địa phương có biểu hiện khoán trắng cho tổ dịch vụ, có nơi tùy tiện đưa rác của cơ sở sản xuất công nghiệp vào đốt, gây ô nhiễm môi trường. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu:
Video: 41420_ODIEN1.mp4
Xử lý chất thải rắn nông thôn - phải gắn với trách nhiệm của chính quyền cơ sở, bảo đảm môi trường sống của người dân không bị ô nhiễm
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các huyện, thành phố khẩn trương quy hoạch địa điểm để thu hút đầu tư của xã hội vào xử lý rác tập trung quy mô toàn huyện, với diện tích từ 7-10 ha, với mục tiêu mỗi huyện nhiều nhất chỉ quy hoạch 1 điểm xử lý tập trung và tỉnh cũng khuyến khích Dự án xử lý rác quy mô liên huyện. Lộ trình được đặt ra là trong tháng 5 năm 2020, các huyện, thành phố phải hoàn thành quy hoạch và trong tháng 6 năm 2020, phải có mặt bằng sạch để sẵn sàng bàn giao cho các nhà đầu tư.
Đồng chí nhấn mạnh quan điểm: Nghiêm cấm chuyển rác thải công nghiệp vào điểm xử lý rác thải sinh hoạt. Các cơ sở sản xuất phải ký hợp đồng với các đơn vị xử lý triệt để rác thải công nghiệp, nhất là rác thải nguy hại. Tỉnh sẽ xử lý nghiêm chính quyền địa phương và cơ sở sản xuất nếu để xảy ra vi phạm. Các ngành chức năng và cấp ủy chính quyền các địa phương phải cởi mở, giúp đỡ các nhà đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải. Giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng khẩn trương xây dựng cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này.
Thu Hà
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...