Mới đây, bang California của Mỹ đã phát hiện hàng trăm hệ thống nước uống có chứa các hóa chất độc hại dùng trong sản xuất các sản phẩm tiêu dùng. Đáng ngại là đây cũng không phải vụ việc duy nhất xảy ra ở Mỹ và việc ô nhiễm nước sạch cũng gây ra những hệ quả lâu dài và nghiêm trọng.
Bà Josie Nieto sống ở Seville, California, Mỹ, khu vực nông nghiệp phát triển với hơn 500 hộ dân. Tuy nhiên, ở đây luôn thiếu nước sạch. Bà Nieto buộc phải sử dụng nước đóng chai thay thế.
Bà Josie Nieto – Người dân: “Hiện tôi vẫn còn có thể vận chuyển những bình nước như thế này. Tôi dùng nước này để nấu ăn. Nhưng không biết còn được đến bao giờ, nó khá nặng”.
Theo kết quả phân tích mới công bố, gần 600 hệ thống nước uống ở California có chứa các hóa chất độc hại là PFOA và PFOS, hai chất này có thể làm tăng lượng cholesterol, gây ra các vấn đề về tuyến giáp và hệ miễn dịch, thậm chí là ung thư. Các hóa chất này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cũng như trong hang gia dụng đã nhiễm vào nguồn cung cấp nước công cộng phục vụ tới 9 triệu dân California.
Bà Josie Nieto – Người dân California: “Nguồn nước tại đây không an toàn, nhiều người cảm thấy buồn nôn và bị tiêu chảy khi sử dụng nước. Phần lớn số dân trong thị trấn đã chết vì ung thư”.
Theo nghiên cứu mới từ các nhà khoa học thuộc tổ chức Environmental Working Group, nguồn nước máy là nguyên nhân dẫn đến hơn 100,000 ca ung thư tại Mỹ. Báo cáo trên cho biết, chính chất asen có trong hoạt chất khử trùng nước và chất gây ô nhiễm phóng xạ là nguyên nhân cao gây ra bệnh ung thư.
Ông David Andrews, Nhà khoa học tại Environment Working Group: “Việc tiếp xúc với những hóa chất này có thể tác động xấu đến nhiều bộ phận cơ, gây ra hàng loạt những căn bệnh khác nhau như ung thư thận, bệnh về tuyến giáp. Ảnh hướng đến quá trình phát triển của trẻ em, giảm tỷ lệ sinh sản, tác động trưc tiếp đến hệ thống miễn dịch và làm giảm tác dụng của vắc xin”.
Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên kiểm tra các báo cáo xét nghiệm nước ở địa phương nơi mình sống và chọn một hệ thống lọc nước phù hợp.
Cách đây 2 tháng, thành phố Newark, tiểu bang New Jersey cũng phải đối mặt với khủng hoảng nước sạch do nhiễm chì. Thị trưởng thành phố Newark cho biết: 18.000 đường ống nước cũ sẽ được chính quyền thành phố tiến hành thay thế trong vòng từ 24 đến 30 tháng, với kinh phí 120 triệu USD do chính phủ Mỹ hỗ trợ.
Tình hình nước nhiễm chì cao tại Newark được cho là tương tự cuộc khủng hoảng nguồn nước tại các thành phố phát triển công nghiệp như Flint hay Michigan. Vào thời điểm đó, hàng nghìn trẻ em đã nhiễm độc và 12 trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn và viêm phổi.
Nguồn TTXVN
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...