Xóa sổ bếp than tổ ong liệu có khả thi?

Thứ 7, 05/10/2019 | 16:06:12
2,823 lượt xem

528 tấn là con số mà người dân thủ đô sử dụng than mỗi ngày. Và 1.870 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường là hậu quả của con số ấy. Theo Sở TN&MT thì đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ô nhiễm không khí gia tăng trong thời gian vừa qua. Vì vậy, Hà Nội đã quyết tâm vào năm 2020 sẽ “xóa sổ” bếp than tổ ong trên địa bàn thành phố.

Khói bốc mù mịt mỗi khi nhóm lò…

Vì tiện dụng và chi phí thấp nên bếp than tổ ong vẫn hiện diện trên hầu khắp các tuyến phố của Hà Nội. 

Chị Trịnh Thùy Vân – Quận Đống Đa, Hà Nội:

 "Ngày dùng 5-7 viên than, giá thành 3000/viên biết độc hại nhưng cuộc sống ở ngoài này thì vẫn phải dùng, cũng chỉ biết lúc nào không làm thì tránh xa than 1 tí, chuyển hơi khó cái này dùng ngoài đường rất tiện."



Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đưa ra lộ trình đến năm 2020 sẽ xóa sổ bếp than tổ ong trên toàn địa bàn. Cụ thể, trong năm 2018, sẽ giảm 70% số lượng bếp, năm 2019 thay thế 100% và năm 2020 duy trì kết quả thay thế 100% này. Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay, mục tiêu xóa sổ bếp than tổ ong vào năm 2020, tức là chỉ còn chưa đầy 1 năm nữa liệu có khả thi?

PGS.TS Lưu Đức Hải – Chuyên gia Môi trường: 

"Than tổ ong đối với người thu nhập chưa cao là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế với họ nên người dân chưa nhận thức thấy hiệu quả kinh tế chưa làm vì thế không có biện pháp cứng, tuyên truyền vận động chỉ là một khía cạnh thôi."

Trước đây, Hà Nội đã cho người dân mượn bếp than thân thiện với môi trường đảm bảo an toàn về  khí thải và hiệu quả nhiên liệu. Tuy nhiên, chỉ sau ít ngày toàn bộ số bếp này đã bị trả lại chính quyền phường bởi lý do không dễ sử dụng và khó tìm nguyên liệu.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ – Chuyên gia độc lập về Môi trường:

 "Kinh tế là một phần nhưng thói quen là chính… Bếp cải tiến rẻ hay đắt nhà nước giúp cho người dân có được bếp đấy hay không, có giúp người dân có nhiên liệu để cho bếp đấy thường xuyên hay không, dễ sử dụng hay không? Thay cái này bằng cái kia tốt hơn hay không, chỉ rõ được không thì cái đó chưa rõ ràng lắm."


Rõ ràng, để thay đổi một thói quen với một lộ trình gấp gáp thì rất khó để thực hiện. Tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm không khí báo động như hiện nay cũng như những nguy hại do đốt than tổ ong tiếp tục gây ra thì cũng không thể để kéo dài lâu hơn nữa. /.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...