Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng quan ngại ở nước ta. Chúng ta vẫn hay nghe những câu khẩu hiệu như là: “Chung tay bảo vệ môi trường”. Hay “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội”. Nhưng thực tế, lại có quá nhiều hành động xấu đến môi trường. Và mới đây, thông điệp của một cô bé mới 11 tuổi thôi nhưng khiến nhiều người không khỏi suy nghĩ về hành động của chính mình.
“...Thả bóng bay lên trời: Bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển....". Đây là thông điệp mà cô bé Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh lớp 5 trường Marie Curie đã viết trong thư gửi đến 40 trường học tại Hà Nội. Nguyệt Linh chia sẻ nhà trường thường thả bóng bay lên trời vào lễ khai giảng, nhưng khi tìm thấy thông tin bóng bay được làm từ nilon hoặc cao su có thể gây hại đến các loài chim hay sinh vật khác, em mong muốn các trường không tổ chức hoặc hạn chế hoạt động này.
Việc thả bóng bay ở lễ khai giảng, hay nhiều sự kiện, đã thành một thói quen “sang trọng”. Nhưng không mấy ai nghĩ đến những hệ lụy mà cô học trò nhỏ đề cập trong thư.
Cô giáo Đỗ Thị Oanh - Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Kim Đồng : Theo tâm lý lứa tuổi, việc thả bóng bay trong lễ khai giảng chỉ tạo không khí vui tươi trong ngày khai giảng thôi. Nhưng thực ra, việc hoạt động này khá tốn kém, mà lại không an toàn nữa.
Sau khi bức thư được lan truyền, nhiều trường học đã lên tiếng hưởng ứng và khẳng định sẽ tổ chức lễ khai giảng không thả bóng bay để bảo vệ môi trường theo ý tưởng của nữ sinh 11 tuổi.
Cô giáo Hà Thị Xuân - Hiệu trưởng trường tiểu học Lê Hồng Phong: Những năm học trước thì nhà trường đã hạn chế sử dụng bóng bay trong các ngày lễ rồi. Nhưng đặc biệt, từ năm học này nhà trường sẽ tuyệt đối không sử dụng bóng bay nữa. Tôi nghĩ rằng, đây dù là 1 hành động nhỏ thôi, nhưng mang ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với học sinh.
Cô giáo Phạm Thị Luyến - Hiệu trưởng Trường mầm non Quốc tế Fairy Dream : Tôi đã đọc bức thư của bé Nhật Linh. Tôi nghĩ bức thông điệp này khiến tất cả người lớn chúng ta, đặc biệt là những nhà quản lý giáo dục phải suy nghĩ, phải trăn trở. Đúng là từ trước tới nay, chúng ta cũng có nhiều hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, nhưng dường như mới chỉ dừng lại ở bề nổi, mà chưa nghĩ tới những hoạt động giáo dục thiết thực như thế.
Nhiều phụ huynh cũng đề xuất nên bỏ luôn việc bọc vở bằng nilon. Từ thông điệp của cô học trò nhỏ, chắc chắn sẽ lan tỏa một ý nghĩa lớn về bảo vệ môi trường sống từ những việc làm nhỏ nhất./.
Thu Hà
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...