Đẩy mạnh việc xử lý ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp, cơ sở nghề tại xã Thái Phương, huyện Hưng Hà

Thứ 7, 15/06/2019 | 09:05:07
1,382 lượt xem

Cách đây khoảng gần 1 năm trước, cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành kiểm tra, phát hiện vi phạm, niêm phong và đình chỉ hoạt động toàn bộ hệ thống dây chuyền nấu, giặt, tẩy, nhuộm của một số cơ sở nghề thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà vi phạm trong hoạt động SXKD, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên sau khi đoàn công tác của tỉnh rời đi thì một số hộ đã tự ý tháo gỡ niêm phong, vận hành trở lại, khiến môi trường một lần nữa bị bức tử.

Trong đó, hộ gia đình ông Đỗ Văn Thà tự ý tháo gỡ sớm nhất, khoảng 1 tuần sau ngày niêm phong và nước thải một lần nữa được đưa ra môi trường.

Ông Đỗ Văn Thà - Chủ cơ sở dệt may: Chúng tôi cho xuống ao, rồi lại chảy ra sông, cuối cùng thì lại chảy ra sông lớn.

Những hộ khác chỉ thừa nhận tự ý tháo gỡ niêm phong và vận hành lại dây chuyền nấu, giặt, tẩy, nhuộm cách đây khoảng 3 tháng nhưng khi được hỏi nước thải đã qua xử lý chưa thì câu trả lời khiến tất cả ngỡ ngàng.

Người dân xã Thái Phương: Ở làng Mẹo này làm gì có ai xử lý, cả 10 cái lò tẩy này chẳng có ai xử lý.

Vì lợi nhuận, hết lần này đến lần khác các hộ cố tình vi phạm pháp luật, hoạt động tẩy, nhuộm xả thải thẳng ra môi trường, gây bức xúc trong nhân dân. Đỉnh điểm của sự bức xúc ấy đã dấn tới việc người dân các xã lân cận đắp đập ngăn sông, không cho nước từ làng nghề chảy vào hệ thống kênh mương. Hậu quả là ngập úng, lúa chết, mồ hôi công sức của những người nông dân cũng chìm trong dòng nước đen ngòm.

Người dân xã Thái Phương: Làng bên họ đắp đập, nước không tiêu được, dồn ứ nước thải của tẩy nhuộm lên cánh đồng.

Trước tình hình đó, từ ngày 5/6 đến 11/6 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản đối với 7 doanh nghiệp và 3 hộ gia đình ở xã Thái Phương có hoạt động nấu giặt tẩy nhuộm, xả thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Ông Nguyễn Mạnh Lực - Phó giám đốc Sở TN&MT Thái Bình: Trước mắt là dừng tất cả hoạt động liên quan đến tẩy nhuộm, song song với đó là yêu cầu các doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.

UBND huyện Hưng Hà cũng đồng thời chỉ đạo tổ công tác của huyện kiểm tra, giám sát 24/24h đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình có dây chuyền nấu, giặt, tẩy nhuộm nhằm không để xảy ra việc lén lút hoạt động khi chưa được phép. Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy xử lý nước thải tập trung ở làng nghề.


Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà: Chúng tôi khẩn trương đưa nhà máy xử lý nước thải vào hoạt động trong tháng 6 này để xử lý ô nhiễm môi trường. Đối với ngăn đập thì đấy cũng là thực tiễn, chúng tôi cũng đã chỉ đạo các địa phương tháo đập và tới đây sẽ thau rửa theo con nước thủy triều để phục vụ sản xuất vụ mùa tới.




Xã Thái Phương có trên 100 công ty, cơ sở dệt may tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động trong và ngoài huyện Hưng Hà. Hy vọng rằng với những giải pháp đó sẽ mở ra cho làng nghề sự phát triển mới gắn với bảo vệ môi trường bền vững./.

Thanh Phú

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự thảo Nghị quyết
Quốc hội thảo luận về các dự thảo Nghị quyết

Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...