Hiện nay hầu hết mọi người khi mua và bán hàng thương mại dân sinh đều sử dụng túi nilon, bởi sự tiện lợi của nó. Thế nhưng lợi bất cập hại, bởi túi nilon sau khi sử dụng thải ra môi trường thì phải mất cả hàng trăm năm sau mới có thể tự tiêu hủy được và sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới đất và nước và như vậy thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe của chính chúng ta.
Mỗi ngày, bà Phạm Thị Hoa, Phường Đề Thám, Thành phố Thái Bình đều phải đi chợ mua thực phẩm cho gia đình mình. Và chị không thể nhớ, mỗi ngày mình đã dùng bao nhiêu chiếc túi nilon để đựng đồ.
Cũng như chị Hoa, các bà nội trợ khi ra chợ mua thực phẩm…Rau củ…Hoa quả dù ít hay nhiều…Tất cả đều dùng túi nilon.
Bà Hoa chia sẻ: Ngày nào tôi cũng phải đi chợ thì tôi mua rau rồi thịt, cá tôi cũng vẫn đựng bằng túi bóng, bây giờ không có túi bóng thì tôi cũng chẳng xách làn đi được.
Còn đây là bãi rác - điểm đến sau khi các túi nilon đựng thực phẩm, đựng rác thải sinh hoạt hoàn thành trách nhiệm của nó…
Thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng trên địa bàn của Thành phố Thái bình thì hiện nay lượng rác thải túi nilon chiếm tới khoảng 10 – 15% tổng lượng rác thải sinh hoạt thu gom mỗi ngày như thế này, con số này đang tăng theo hàng năm… và phải mất hàng trăm năm những túi nilon này mới có thể phân huỷ hoàn toàn nhưng quan trọng hơn là độc hại do túi nilon gây ra có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Theo các nhà khoa học của Hội Hóa Học Việt Nam thì túi nilon chính là nguồn gây ra những tiền chất mà giống như là những chất tạo thành dioxin hay chất độc màu da cam…mà trong tác động ấy có những tác động về mặt hóa chất, vì có những chất có tiềm năng gây ra những bệnh mãn tính trong đó có bệnh ung thư hoặc biến đổi gen.
Thói quen và sự tiện lợi của việc dùng túi nilon hàng ngày là chưa thể thay thế được ngay…Nhưng hạn chế sử dụng và dần thay thế bằng vật liệu khác là điều có thể thực hiện được.
Như mô hình “làn nhựa đi chợ” nhằm hạn chế rác thải sinh hoạt trong các gia đình hội viên phụ nữ, được Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Thái Bình là một ví dụ rất thiết thực, được Hội triển khai từ năm 2014. Sau 5 năm thực hiện, mô hình này đã góp phần làm thay đổi thói quen sử dụng túi nilon khi đi chợ của nhiều hội viên phụ nữ ở các phường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp.
Bà Nguyễn Thị An, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố: Để hạn chế sử dụng tui nilon thì chúng tôi đã tập trung tuyên truyền cho các chị em phụ nữ hiểu về tác hại với môi trường khi sử dụng túi nilon. Từ đó thay đổi nhận thức và chị em bớt sử dụng hơn.
Là người nội trợ trong nhà, bà Phạm Thị Quyên ở phường Bồ Xuyên, Thành phố, ngày nào cũng phải đi chợ mua thức ăn và các vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt gia đình. Bà Quyên cho biết, trước đây mỗi khi đi chợ chỉ mang theo tiền, đến chợ mua đồ đã có túi nilon để đựng. Nhưng thời gian gần đây thì khác, như trở thành một thói quen, mỗi lần đi chợ là chị Quyên lại mang theo làn nhựa để đựng thực phẩm, rau xanh các loại rất tiện lợi.
Bà Quyên chia sẻ: Tôi thấy là Hội Phụ nữ phổ biến là dùng làn nhựa này rất là hợp lý. Vừa thân thiện với môi trường vừa tiện lợi.
Thấy được lợi ích từ việc hạn chế sử dụng túi nilon, nên giờ đây việc sử dụng làn nhựa thay thế túi nilon đã trở thành thói quen hữu ích của nhiều hội viên phụ nữ Thành phố mỗi khi đi chợ.
Đến nay trên địa bàn Thành phố đã có khoảng 5.000 hội viên phụ nữ sử dụng làn nhựa thay thế việc dùng túi nilon. Có thể nói, qua 5 năm triển khai mô hình, ý thức bảo vệ môi trường của chị em hội viên phụ nữ Thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều người đã nói “không” với túi nilon. Trung bình, mỗi ngày chỉ cần hạn chế sử dụng 2-3 túi nilon, mỗi gia đình trong 1 năm cũng đã hạn chế sử dụng được cả ngàn túi nilon. Việc làm tưởng chừng rất nhỏ bé, nhưng đóng góp tích cực trong việc xây dựng và hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường của người dân, cụ thể hóa phong trào “5 không, 3 sạch” của các cấp Hội LHPN trong tỉnh đến từng hội viên và từng gia đình.
Cùng với sử dụng làn nhựa, thì hiện nay cũng có nhiều chị em đã tìm mua túi vải không dệt như thế này để sử dụng cũng rất tiện lợi.
Bà Nguyễn Thị Thảo, Công ty TNHH May ECOB xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư: Theo như suy nghĩ của tôi thì chị em mình dùng túi này để đi chợ thì rất tốt. Chứ túi nilon ảnh hưởng đến môi trường, dùng các thứ thân thiện với môi trường sẽ tốt hơn rất nhiều.
Song hành với việc sử dụng làn nhựa hay túi vải không dệt như thế này để đi mua sắm thực phẩm và các vận dụng thiết yếu tổng sinh hoạt gia đình thì cũng đã có nhiều gia đình tìm mua và sử dụng túi nilon sinh học hay còn gọi là túi nilon thân thiện với môi trường để đựng thực phẩm trong tủ lạnh hay đựng rác thải sinh hoạt hàng ngày của gia đình rất tiện lợi và thời gian phân hủy của túi nilon sinh học chỉ khoảng vài 3 tháng. Vì vậy cũng hạn chế rất nhiều tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa phổ biến như hiện nay.
Tuy nhiên thì hiện nay sử dụng làn nhựa, tui vải không dệt hay túi nilon sinh học thay cho việc sử dụng túi nilon thông thường của mỗi gia đình ở địa bàn Thành phố hay tại các huyện trong tỉnh để đựng rác thải sinh hoạt hay đựng thực phẩm, vật dụng khác cũng mới chỉ dừng ở con số rất khiêm tốn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rác thải nilon nếu chôn lấp sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nước, gây cản trở sự sinh trưởng và phát triển các loại thực vật, ngăn cản việc đưa nước từ đất đến các loại thực vật làm các loại này kém phát triển, đồng thời là nguyên nhân của sự xói mòn đất, ảnh hưởng đến sự phát triển sinh thái trong vùng. Mặt khác nếu đốt nilon sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ và nguy hiểm hơn là có khả năng gây ung thư…Sự lạm dụng tiện lợi của túi nilon kết hợp thói quen vứt rác bừa bãi của con người khiến túi nilon trở thành thứ rác tràn lan trong cuộc sống. Thực tế này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn là tác nhân ẩn chứa vi khuẩn bệnh tiềm tàng, tắc nghẽn cống rãnh, ô nhiễm môi trường.
Để hướng tới một môi trường không túi nilon thì các cấp các ngành chức năng có liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền về luật môi trường, tăng cường tuyên truyền về những tác hại của việc sử dụng túi nilon đối với môi trường. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân nói không với túi nilon./.
Hương Sen
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...