Trung bình mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của một xã từ 1,5 đến 1,8 tấn. Với tổng số 267 xã của Thái Bình hiện nay, thì bài toán xử lý chất thải rắn ở khu vực nông thôn đang vô cùng khó khăn.
Trên thực tế, nguồn phát sinh chất thải rắn nông thôn được sinh ra từ các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học. Tuy nhiên, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chỉ được thực hiện ở một số loại chất thải như giấy, kim loại, thức ăn thừa. ... Còn các loại chất thải rắn sinh hoạt khác không sử dụng được hầu hết để lẫn lộn, bao gồm cả những loại rác khó phân hủy như thủy tinh, túi nilon... Tỷ lệ thu gom đạt khoảng 80%. Đó cũng là một trong những lý do vì sao mà ở một số địa phương, trục quốc lộ vẫn xuất hiện các bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, thì việc xử lý chất thải rắn bằng các lò đốt rác tập trung, cần được triển khai đồng bộ và quyết liệt hơn. Và cũng cần thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa chứ không chỉ trông chờ vào ngân sách hỗ trợ của Nhà nước.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...