Các nước phát triển chậm đóng góp tài chính chống biến đổi khí hậu

Thứ 3, 26/10/2021 | 00:00:00
310 lượt xem

Theo một kế hoạch chính thức được công bố ngày 25/10, các nước phát triển tin rằng đến năm 2023 có thể đạt mục tiêu hỗ trợ hơn 100 tỷ USD/năm cho các nước nghèo hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Điều này có nghĩa là các nước phát triển đã muộn hơn 3 năm so với cam kết ban đầu.

Bản kế hoạch nêu rõ rằng các nước phát triển có thể tạo ra bước tiến đáng kể trong năm 2022 để hoàn thành mục tiêu đóng góp 100 tỷ USD trong năm 2023. Theo mục tiêu được đặt ra từ năm 2009, các nước phát triển cam kết sẽ đóng góp 100 tỷ USD/năm trong vòng 5 năm và hoàn thành vào năm 2020. Kế hoạch cho rằng các nước phát triển cần nỗ lực hơn nữa và nguồn đóng góp từ khu vực tư nhân không đáp ứng được kỳ vọng.

Việc mục tiêu này bị lùi thêm 3 năm có thể gây mất lòng tin và làm phức tạp thêm các nỗ lực xác lập mục tiêu mới về đóng góp tài chính cho chống biến đổi khí hậu. Theo các nhóm hoạt động vì môi trường, con số hoàn toàn là không đủ. Theo một nhà đàm phán khí hậu của châu Phi, các nước ở khu vực này cho rằng nguồn quỹ dành cho ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải tăng gấp 10 lần, lên đến 1.300 tỷ USD/năm cho đến năm 2030.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...