Ứng phó với bão mạnh – bài học từ cơn bão số 9

Thứ 3, 24/11/2020 | 15:35:39
449 lượt xem

Trước sự khắc nghiệt đó của thiên nhiên, đặc biệt là với những cơn bão mạnh như bão số 9 thì chúng ta cần có cách ứng phó như thế nào

Lần đầu tiên có một cơn bão chưa vào Biển Đông nhưng Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã phát cảnh báo với cường độ cấp 12 – 13 và vùng ảnh hưởng có thể kéo dài cả Bắc – Trung – Nam. 

Ngày 26/10, tin bão khẩn cấp và cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9 ở cấp độ 4 đã được phát hành…

Xác định tính chất nguy hiểm, trực tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp họp chỉ đạo ứng phó ngay khi bão xuất hiện.

62 bản tin về bão số 9 đã được ban hành liên tục chưa kể các thông tin dự báo, cảnh báo về nguy hiểm kèm theo… đã góp phần giúp chính quyền chỉ đạo chính xác, quyết liệt và có các chính sách tuyên truyền, vận động hiệu quả. Từ đó, người dân phối hợp thực hiện, chủ động sơ tán, chằng chống mái tôn, gia cố nhà cửa, thậm chí người dân còn đào hầm làm chỗ trú ẩn giảm thiểu thiệt hại… (hình trôi)

Theo các chuyên gia, bão số 9 càn quét các tỉnh miền Trung gây hậu quả nặng nề, thế nhưng thiệt hại sẽ còn kinh khủng hơn nếu chúng ta không chủ động cảnh báo sớm và có phương án chủ động phòng ngừa như vậy.

PGS.TS Huỳnh Lan Hương – Phó viện trưởng Viện KTTV và BĐKH: Chúng ta cần phải phòng tránh sớm từ xa trước khi thiên tai xảy ra là cần thiết, ý thức của người dân kể cả trong công tác sản xuất nông nghiệp hàng ngày, biết bản đồ về nguy cơ tránh khu vực có khả năng xảy ra thiên tai cũng là giúp cho chính quyền và người dân phòng tránh thiên tai từ sớm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến hết năm sẽ còn khoảng 1-2 cơn bão/ATNĐ xuất hiện trên biển Đông  và có khả năng ảnh hưởng tới đất liền, ngoài ra còn có nhiều hình thái thời tiết bất thường khác có khả năng xảy ra. Do vậy người dân cần phải hết sức lưu ý…

Ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia: Mùa đông năm nay đến sớm có thể xuất hiện rét đậm rét hại sớm hơn TBNN và kéo dài cực đoan thì mùa đông khắc nghiệt như vậy đối với người dân nơi có khả năng băng giá sương muối và mưa tuyết là điều kiện bất lợi… 

Tình hình thiên tai được dự báo sẽ ngày càng khốc liệt hơn, tần suất nhiều hơn, bão lũ, gia tăng, nơi có mưa thì ngày càng mưa lớn, nắng nóng ngày càng nắng nóng hơn, hạn hán càng hạn hán, vì vậy ngoài chủ động ứng phó thì thái độ hài hòa, ứng xử có trách nhiệm với thiên nhiên chính là một trong những biện pháp giảm thiểu thiệt hại.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...