Chiều 25-9, đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đi khảo sát tình hình thực tế diện tích rừng ngập mặn hiện có ở khu vực ven biển huyện Thái Thụy. Cùng đi có đồng chí Phạm Văn Tuân - Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình và lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.
Tổng diện tích rừng ngập mặn của huyện Thái Thụy đến thời điểm hiện tại là hơn 2.514ha, cơ bản là rừng trồng bằng các nguồn vốn của các dự án, chương trình trong nước và nguồn tài trợ của Hội chữ thập đỏ Quốc tế, chương trình của Liên Hợp Quốc. Trong vùng rừng ngập mặn Thái Thụy hiện nuôi dưỡng 64 loài thực vật nổi và 59 loài động vật nổi, 100 loài động vật đáy, trong đó có một số loài có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ngao…
Từ năm 2018 đến nay công tác bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện quản lý theo mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020. UBND các xã thực hiện hợp đồng giao khoán công tác bảo vệ và phát triển rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, xã lập dự toán kinh phí thực hiện báo cáo UBND huyện trình UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện. Riêng xã Thụy Xuân, Thụy Hải được dự án của Hàn Quốc hỗ trợ từ năm 2016 - 2024.
Chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành liên quan và huyện Thái Thụy, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã nghe báo cáo về thực trạng Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, phạm vi Khu kinh tế Thái Bình, vấn đề quản lý các mỏ khai thác cát trong khu vực.
Sau khi nghe ý kiến các đại biểu phân tích và giải trình, đồng chí khẳng định, rừng ngập mặn là khu bảo tồn có giá trị, là hệ sinh thái đa dạng sinh học, bảo vệ cuộc sống của người dân. Giao Sở Nông nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương hoàn thiện các thủ tục liên quan đến việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu thành lập bộ máy quản lý rừng. Giao Sở Văn hóa thể thao và du lịch nghiên cứu tiềm năng du lịch của rừng ngập mặn:
Video: 92519_OTHANG.mp4
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu huyện Thái Thụy cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy diện tích rừng ngập mặn cũng như những lợi ích mà người dân được hưởng. Liên quan đến các mỏ cát, huyện Thái Thụy phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng quản lý chặt chẽ thời gian khai thác cát, đối với các mỏ cát nếu hết thời hạn cấp phép sẽ không gia hạn nữa. Ngoài ra cần quản lý chặt chẽ các vùng tranh chấp, tránh để xảy ra vấn đề phức tạp về an ninh trật tự.
Về Quy hoạch Khu kinh tế, đồng chí giao Ban quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh phối hợp với huyện Thái Thụy giải quyết các vấn đề còn vướng mắc. Bộ đội biên phòng tỉnh cùng huyện Thái Thụy trên cơ sở thực tế và nhiệm vụ được giao đảm bảo tốt tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trong khu vực/.
Cao Biền
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...