Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong đó có tình trạng xâm nhập mặn làm người dân các xã ven biển tại Thái Bình đang gặp khó khăn , xã Nam Phú, huyện Tiền Hải Thái Bình là minh chứng cụ thể.
Xâm nhập mặn tại các vùng, đầm ở xã Nam Phú
Dạo quanh vùng bãi đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Nam Phú, chúng tôi gặp ông Đinh Quang Nghi ( thôn Bình Thành, xã Nam Phú , huyện Tiền Hải ). Với diện tích 15 ha, gia đình ông nuôi tôm sú, tôm rảo, cua rèm. Nếu như ở thời điểm 5 năm trước bãi đầm gia đình ông thu lãi hơn 120 triệu đồng/năm thì đến thời điểm này số tiền lãi mà ông thu về chỉ hơn 30 triệu đồng/năm. Theo ông Nghi, nguyên nhân dẫn khiến cho thu nhập của gia đình ông giảm như vậy là do độ mặn của nước biển tăng lên.
Ông Đinh Quang Nghi cho biết thêm: “ Nước biển bây giờ mặn hơn trước rất nhiều. Nếu như mấy năm trước độ mặn chỉ là 18-19/nghìn thì bây giờ là 28-29/nghìn. Tôm cua phát triển chậm, dễ chết nên rất khó nuôi. Đầu tư cho thức ăn, thuốc phòng bệnh cũng nhiều hơn nhưng hiệu quả mang lại không cao.”
Cách đầm gia đình ông Nghi không xa, anh Phạm Văn Thông đã vừa thu hoạch xong lứa tôm, cua cuối cùng và đang tháo nước phơi đầm chờ lứa nuôi sau. Nhưng theo anh thì người nuôi thủy sản nơi đây đang gặp khó.
Anh Phạm Văn Thông ( thôn Bình Thành, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải) đúc rút kinh nghiệm nói: “ Nước bây giờ mặn quá nên người nuôi chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển thủy sản. Chúng tôi cũng mong được hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng để áp dụng giúp tôm cua phát triển được như trước đây”.
Thực tế, theo nhận xét chung của các chủ đầm thì hiện nay, giống thủy sản nuôi tại các bãi đầm tại xã Nam Phú đang rơi vào tình trạng chậm phát triển, khả năng chịu bệnh kém.
Xâm nhập mặn khiến các giống thủy sản chậm phát triển ảnh hưởng đến thu nhập của các chủ đầm
Theo đánh giá của các chuyên gia chuyên ngành là một trong những nguyên nhân chính của xâm nhập mặn là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ và nước biển tăng cao, lưu lượng nước ở thượng nguồn giảm. Trước tình trạng này, xã Nam Phú đã có một số giải pháp để giúp người nuôi trồng thủy sản giữ vững và yên tâm mở rộng vùng nuôi trồng.
Ông Phạm Văn Tuệ - Chủ tịch UBND xã Nam Phú phản ảnh thực tế tại địa phương: “Hiện các hộ dân nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình nuôi trồng. Trước tình trạng này, chúng tôi đã thường xuyên liên kết với các tổ chức, cá nhân mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, đưa giống mới phù hợp vào nuôi trồng để bà con yên tâm phát triển.
Xâm nhập mặn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của người dân xã Nam Phú mà còn các xã ven biển khác huyện Tiền Hải. Đối phó với tình trạng xâm nhập mặn cần sự chung tay vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương để nghề nuôi trồng thủy sản thực sự phát triển bền vững và là mũi nhọn trong phát triển kinh tế địa phương.
Trọng Long
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày 12/12/2024. Trước kỳ họp, nhiều cử tri bày tỏ kỳ vọng của mình đối với các vấn đề liên quan đến giáo dục, trong đó tập trung vào việc khắc...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...