Hệ thống thu phí tự động tại Singapore

Thứ 4, 13/11/2019 | 14:25:29
1,017 lượt xem

Từ tháng 9/1998 đến nay, Singapore đưa vào sử dụng hệ thống thu phí đường bộ điện tử, thay thế hoàn toàn phương pháp thủ công trước đây. Hệ thống này vừa tiết kiệm nhân lực và chi phí đồng thời mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý lưu lượng xe tham gia giao thông.

Hệ thống thu phí tự động ERP tại Singapore hoạt động dựa trên 3 bộ phận chính là các cổng ERP đặt trên các tuyến đường, thiết bị thu phí gắn trên phương tiện và thẻ nạp tiền trả trước, cuối cùng là hệ thống máy tính trung tâm. Các cổng ERP này được hỗ trợ bởi hệ thống camera có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của các phương tiện qua cổng, đồng thời ghi lại biển số xe và kiểm tra các xe gắn thiết bị thu phí hay không. 

Thiết bị này được gắn trên xe và đặt ở phía trước, có khe để lái xe lắp thẻ trả trước CashCard hoặc EZ-Link vào. Đây là hai loại thẻ trả phí giao thông tự động.



Ông Christopher Tan – Chuyên gia giao thông: “Tôi nghĩ hệ thống tự động này có rất nhiều lợi thế hữu ích. Đặc biệt nếu chúng ta tích hợp thêm một ứng dụng vào điện thoại thông minh nữa thì giúp tài xế kiểm soát được ví dụ như mức phí, địa điểm lắp đặt, và nếu như bị phạt cũng sẽ thông báo vào điện thoại.” 


Mô hình thu phí tự động đã hoàn toàn thay thế hệ thống cũ là các trạm dừng xe có nhân viên thu phí bằng các phiếu giấy. 

Các mức phí được chia ra theo khung giờ, thay đổi 30 phút một lần, buổi sáng từ 7:30 – 8:30 là một mức phí khác và từ 8:30 – 9:00 là một mức khác, buổi chiều vào giờ cao điểm cũng vậy, tùy các khung giờ từ 18 đến 19h. 

Dữ liệu thu được từ ERP trên đường được kết nối với Trung tâm Hệ thống giao thông thông minh Singapore (ITSC) để quản lý từ xa. Trung tâm này cũng là nơi gửi vé phạt tới các chủ phương tiện không chấp hành luật lệ. 


Ông Leonard Tan – Phó giám đốc Dự án Thu phí tự động Singapore: “Ban đầu chúng tôi đã áp dụng các mức phí đối với từng đối tượng phương tiện khác nhau, theo từng mốc thời gian. Và kể từ năm 1989 thì áp dụng rộng rãi với cả các xe cá nhân, xe bus và taxi tư nhân…Điều này đã giúp lưu lượng giao thông giảm bớt trong giờ cao điểm. Đó cũng là một trong những ưu điểm của hệ thống thu phí tự động.” 



Theo thống kê của Singapore, việc áp dụng ERP đạt hiệu quả tốt, giúp giảm khoảng 25.000 lượt phương tiện trong giờ cao điểm, tốc độ tham gia giao thông tăng khoảng 20%, đồng nghĩa với đường phố thông thoáng hơn giúp các phương tiện đi lại thoải mái hơn. Bên cạnh việc áp thuế đối với các phương tiện tham gia giao thông, Chính quyền Singapore cũng sử dụng biện pháp kiểm soát số lượng xe.



Ông Leonard Tan – Phó giám đốc Dự án Thu phí tự động Singapore: “Những dữ liệu thu được từ các trạm đặt ERP giúp cho cơ quan chức năng xây dựng được phương án quản lý và điều tiết giao thông hiệu quả, kết hợp đánh thuế phương tiện giao thông.”


Trên thực tế, vẫn có những phương tiện lách các trạm thu phí và di chuyển dồn vào những cung đường bé hơn. Nhưng, chắc chắn sẽ lâu hơn, đường xấu hơn và mất thời gian hơn. Vì vậy, phần lớn người Singapore chọn trả tiền để có dịch vụ tốt.

Sau hơn 20 năm triển khai, hệ thống thu phí tự động tại Singapore được người dân ủng hộ bởi nó đã phát huy tốt hiệu quả, đồng bộ và minh bạch.


Nguồn TTXVN


  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...