Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xu hướng xây dựng thành phố thông minh áp dụng công nghệ tiên tiến vào cuộc sống đã trở thành phương thức phát triển tất yếu đối với các đô thị, nhất là những thành phố lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Ngày 1/8/2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Ngay sau đó, các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp tích cực triển khai xây dựng phát triển Đề án. Nhất là các tỉnh, thành phố đều đã có những bước đi, lộ trình và từng bước hoàn thiện dữ liệu cơ bản.
Sau thời điểm có đề án, Việt Nam là nước đoạt được giải thưởng suất sắc nhất về "ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh" tại cuộc thi toàn cầu về Thành phố Thông minh do Tổ chức Thành phố Thông minh Thế giới tổ chức. Điều này thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong triển khai các chủ trương đề ra.
Ông Phạm Hồng Hải- Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông:
“Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về dự án phát triển đô thị thông minh cũng như là hướng dẫn của các bộ ban ngành trung ương để thông minh hóa những quyết định giải quyết những vấn đề bức xúc trong địa phương đấy là tính chất của dự án đô thị thông minh, một trong những ứng dụng đang được áp dụng vào đây cũng đã đề cập đến rất nhiều chính là nội dung thông minh hóa này vì vậy các dự án về đô thị thông minh thì phải được triển khai từng bước, và được phân kỳ để từng ngày càng thông minh hơn”
Ông Eduard Dumitrascu- Chủ tịch Tổ chức Thành phố Thông minh Thế giới:
“Đây là dự án hay nhất mà tôi đã từng thấy, từ Washington đến Hà Nội, từ Dubai đến London. Ở thành phố thông minh, đây là một trong những dự án hoàn thiện nhất. Tôi hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa các tỉnh thành khác ở Việt Nam có thể áp dụng dự án này trong vài tháng tới hoặc có thể trong một vài năm nữa.”
Không dừng lại ở ý tưởng, sau đúng một năm đoạt giải thưởng về ý tưởng quốc gia thông minh thì Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC đã nỗ lực xây dựng nhiều ứng dụng với nhiều tiện ích khác nhau dựa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nhằm nâng cao năng lực quản lý, chất lượng, tạo ra môi trường, cuộc sống tươi đẹp.
Một ví dụ điển hình là hỗ trợ bệnh viện K Tân Triều xây dựng trung tâm điều hành bệnh viện thông minh đầu tiên của cả nước, được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, với những giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu.
PGS. TS Trần Văn Thuấn- Giám đốc Bệnh viện K
“Có thể nói trong quá trình vận hành chúng tôi thấy rất nhiều điểm thuận lợi trong công tác quản lý điều hành và chúng tôi rất mong muốn khi thành công ở viện K rồi thì sẽ được nhân rộng và mở rộng ra các viện các bệnh viện trung tâm các trường trong lĩnh vực y tế”
Tập đoàn AIC còn cho ra đời hàng loạt các ứng dụng hữu ích phục vụ đời sống dân sinh như app 9999 Tết có hàng chục ngàn lượt người dùng, đứng top đầu về lượt người tải trên IOS và Androi. Rồi tặng ứng dụng miễn phí chạy trên điện thoại di động cho đông đảo người khiếm thị sử dụng thuận tiện. Song song đó, Tập đoàn AIC đang phối hợp với nhiều bộ, ngành trung ương, địa phương tập hợp cơ sở dữ liệu, xây dựng thành phố thông minh và tặng miễn phí phần mềm để khai trương Trung tâm điều hành thành phố thông minh của tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh.
Bà Đinh Việt Anh- Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam
“Đối với 9999 Việt Nam thì ứng dụng có rất nhiều chức năng rất nhiều thông tin được tích hợp trong ứng dụng này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người khiếm thị”
Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
“ Mô hình thành phố thông minh và trung tâm điều hành thành phố thông minh này chắc chắn khi đi vào vận hành sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho cả chính quyền các cấp quản lý, cho cả các doanh nghiệp và cho người dân cũng như là cho cả xã hội còn đối với công tác chỉ đạo của tỉnh thì tôi thấy rằng đây là cái hệ thống sẽ giúp cho công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh sẽ hết sức là hiệu quả”
Mới đây nhất ngày 27/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam duy trì xếp hạng về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; Đến năm 2045 Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á.
Với những chủ trương lớn và mục tiêu đã đề ra, để thực hiện thành công thì các bộ ngành, doanh nghiệp và địa phương trong cả nước cần nỗ lực cố gắng phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân.
Theo TTXVN
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...