Đảm bảo an toàn trong chạy nhân tạo

Thứ 5, 09/08/2018 | 17:33:57
861 lượt xem

Sự cố y khoa xảy ra trong chạy thận nhân tạo ở tỉnh Hòa Bình từng khiến không ít người bệnh hoang mang. Tuy nhiên, tại Thái Bình, nhờ sự chấn chỉnh, rà soát thường xuyên, kịp thời về quy trình chuyên môn, kỹ thuật, đảm bảo đầy đủ và tối ưu các điều kiện điều trị cũng như cấp cứu bệnh nhân tại các cơ sở Y tế có chạy thận nhân tạo, bệnh nhân luôn yên tâm, tin tưởng vào tay nghề và trình độ của đội ngũ y bác sĩ.

Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình hiện có 34 máy chạy thận, điều trị cho 245 bệnh nhân chu kỳ, mỗi bệnh nhân chạy từ 2 - 3 lần/tuần. Thực hiện đúng quy trình của Bộ Y tế, khoa thường xuyên theo dõi, kiểm tra các bước chuẩn bị chạy thận, dịch lọc thận, quả lọc thận, dây máu, kim chọc, các loại thuốc, quy trình vận hành máy, cũng như hồ sơ bệnh án. Trong đó tập trung vào việc đảm bảo chất lượng nước RO phục vụ cho lọc máu.

  BS Lê Thị Phương - Trưởng khoa Thận nhân tạo, BVĐK tỉnh: Kiểm tra chất lượng nước thì chúng tôi làm theo đúng quy trình kiểm tra các chỉ số nước hàng ngày, lên các bảng kiểm để làm các bước trong kỹ thuật kiểm tra nước như súc rửa hệ thống lọc thô, hoàn nguyên nước, rửa đường ống, rửa màng RO và hàng ngày trước khi lọc máu cho BN phải kiểm tra các chỉ số đảm bảo mới được cho phép lọc máu trên người bệnh.

  ĐD Nguyễn Thị Mây - Khoa Thận nhân tạo, BVĐK tỉnh: Đội ngũ điều dưỡng chúng tôi phải theo dõi trong suốt ca lọc máu, từ lúc BN bắt đầu đến BV và kết hợp với máy thận, đến lúc BN rời khỏi máy thận và sau khoảng 15 phút rời máy thận chúng tôi vẫn theo dõi BN đảm bảo huyết áp cũng như việc đông máu của BN được an toàn, không xảy ra sự cố.

Thái Bình hiện có 4 cơ sở y tế thực hiện chạy thận nhân tạo. Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, việc tập huấn cho cán bộ về quy trình chuyên môn, kỹ thuật thận nhân tạo, các bước xử trí tai biến thường gặp được tiến hành thường xuyên với tiêu chí đảm bảo chất lượng phục vụ bệnh nhân tốt nhất, quyết tâm không để xảy ra sai sót. Các bệnh viện cũng đã xây dựng phương án, chuẩn bị sẵn sàng thuốc, vật tư cần thiết đề phòng mọi tình huống, trong đó lưu ý công tác phối hợp giữa các bác sĩ, điều dưỡng và các khoa khi cấp cứu bệnh nhân.

  Ông Đỗ Thanh Giang - Phó GĐ Sở Y tế: Quy trình chạy thận nhân tạo Bộ Y tế đã ban hành đồng thời các BV cũng đã xây dựng gồm 52 quy trình, từ việc lọc nước rửa quả thận đến các quy trình chuẩn bị chăm sóc người bệnh, khám bệnh nhân cũng như theo dõi người bệnh trong quá trình chạy thận và sau chạy thận. Để phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra, Sở Y tế luôn chỉ đạo các cơ sở phải xây dựng và tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy trình, đồng thời chúng tôi cũng quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát.

Nhờ sự chủ động trong đảm bảo an toàn người bệnh, đến nay, các cơ sở y tế có chạy thận nhân tạo ở Thái Bình vẫn thực hiện tốt việc lọc máu cho người bệnh, không để xảy ra sự cố, tạo niềm tin với bệnh nhân.

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...