Sau năm 2014 được coi là thành công khi các cấp độ đội tuyển đều đạt được tiến bộ, bóng đá nước nhà hứa hẹn sẽ tìm lại vị thế trên đấu trường quốc tế trong năm 2015. Tuy nhiên, đó cũng là thách thức không nhỏ bởi bóng đá trong nước đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn nội tại.
Trong cuộc họp đầu năm 2015 do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức, lãnh đạo VFF nhìn nhận bóng đá nước nhà còn nhiều việc phải làm để lấy lại niềm tin của người hâm mộ. Muốn vậy trước hết phải đạt được những mục tiêu cụ thể trong năm 2015 khi tham dự các sự kiện thể thao quan trọng, trong đó có những giải đấu mà chúng ta vẫn thường xuyên coi là cái đích "xa vời".
Trong năm 2015, có hai giải đấu mà từ trước đến nay, bóng đá Việt Nam tham gia "gọi là có mặt", không dám đặt mục tiêu, đó là vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Á và vòng loại U23 châu Á (cũng là vòng loại môn bóng đá nam tại Ô-lim-pích 2016). Trong bối cảnh mà nước láng giềng Thái-lan đã đạt đủ trình độ để dám mơ về những kết quả tốt hơn ở các giải đấu "tầm cao" nêu trên, việc bóng đá Việt Nam tiếp tục không dám đặt mục tiêu vươn tầm châu lục và thế giới trong kế hoạch dài hơi quả là đáng buồn.
Vừa tìm đường đến với đẳng cấp châu lục, bóng đá Việt Nam trong năm 2015 vừa tập trung cho mục tiêu quan trọng nhất là thay đổi thành tích ở "ao làng" SEA Games. Rõ ràng, chúng ta đang có dấu hiệu tụt hậu trên bản đồ bóng đá Đông - Nam Á với thành tích giảm sút ở các kỳ SEA Games vừa qua. Đội tuyển nam chưa có được Huy chương vàng sau hơn nửa thế kỷ, trong khi bóng đá nữ bị Thái-lan cạnh tranh gay gắt, thậm chí đã bị vượt lên ở những kỳ cuộc gần đây nhất. Một đội bóng được coi là thế lực trong khu vực nhưng lại không thể giành ngôi nhất ở Đại hội thể thao thường kỳ thì rõ là điều đáng thất vọng. Đã vậy, những "lùm xùm" về công tác lựa chọn thành viên đội tuyển U23 tham dự SEA Games 28 đang khiến người hâm mộ lo lắng.
Một giải đấu rất quan trọng trong năm nay là Giải vô địch bóng đá nữ Đông - Nam Á do Việt Nam đăng cai. Người Thái đã "cướp" mất chiếc vé dự vòng chung kết World Cup bóng đá nữ 2015. Nhiệm vụ lúc này là khẳng định lại giá trị của đội bóng nữ Việt Nam từng đứng đầu khu vực nhiều năm. Nói như vậy có nghĩa đội bóng đá nữ nước ta cần thay đổi cả một cơ chế, cả lối chơi để thích ứng với những chiến thuật hiện đại như đội tuyển nữ Tháilan đã làm được và sử dụng hiệu quả để giành chiến thắng trước chính Việt Nam. VFF cần đặt bóng đá nữ vào một vị trí quan trọng hơn trong chiến lược phát triển bóng đá nước nhà. Một đội bóng muốn có thành công mới thì phải xây dựng được diện mạo mới, nếu không sẽ tiếp tục chỉ là cái bóng của quá khứ, của phong độ nhất thời.
Nói đi cũng phải nói lại, bóng đá Việt Nam đang trên đường khẳng định lại vị thế trên trường quốc tế nhưng vẫn cần tiếp tục quá trình củng cố chất lượng vàtính chuyên nghiệp củaVLeague, bộ khung phát triển cơ bản của nền bóng đá chuyên nghiệp nước nhà. Có thể nói, đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của những người làm công tác điều hành và quản lý bóng đá nội, bởi "cái nền" có vững thì phần ngọn là các đội tuyển quốc gia mới chắt lọc được tinh hoa và đạt thành công. Nhiệm vụ "xây mới" V-League chưa bao giờ là dễ dàng với những người làm bóng đá Việt Nam. Dàn xếp tỷ số, bạo lực sân cỏ và trọng tài yếu kém chuyên môn đã trở thành những tiêu cực kéo dài của cả nền bóng đá suốt thời gian dài cần được loại trừ. Những người làm bóng đá nội từ cấp độ quốc gia cho đến cấp CLB phải xem việc thu hút khán giả trở lại sân bóng như nhiệm vụ sống còn. Xét trên một phương diện, V-League 2014-2015 đã làm được phần nào yêu cầu trên khi đội Hoàng Anh Gia Lai dù đang thi đấu thiếu thuyết phục về mặt kết quả nhưng đã kéo được đông đảo khán giả đến sân bởi đội hình trẻ nòng cốt từ đội U19 quốc gia gây nhiều chú ý về chuyên môn tốt thời gian qua.
Năm 2015 sẽ là năm tiền đề quan trọng khi bóng đá nước nhà bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ với lựa chọn phát triển dựa trên mô hình hiện đại của bóng đá Nhật Bản. Nhưng dù sao, danh hiệu và kết quả mới là câu trả lời cuối cùng của mọi sự đổi mới.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...