Năm 2014 có thể nói là một năm đầy sôi động với bóng đá Việt Nam, đặc biệt là ở cấp độ đội tuyển khi lần lượt đội U19, Olympic, đội tuyển nam quốc gia và đội tuyển bóng đá nữ quốc gia thi đấu và gây tiếng vang ở những giải đấu khu vực và châu lục. Mục tiêu không đạt được hay những thành công không trọn vẹn để lại sự tiếc nuối cho chính người trong cuộc và các CĐV.
Mạc Hồng Quân (số 27) và các đồng đội tại đội tuyển Olympic Việt Nam đã có một năm thi đấu thành công. |
Cú vấp không tưởng của đội tuyển Việt Nam
Việc đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của HLV Toshiya Miura dừng bước ở vòng bán kết AFF Suzuki Cup 2014 đã để lại sự tiếc nuối và hụt hẫng nhiều nhất vì chúng ta đã phải dừng lại ở thời điểm ít người ngờ tới trong hành trình tiến đến trận chung kết và chinh phục giấc mơ vàng Đông Nam Á lần thứ 2. Tưởng như cơ hội vào chơi trận chung kết sau 6 năm chờ đợi (kể từ năm 2008) đã ở trong tầm tay đội tuyển Việt Nam thì một thất bại theo cách mà những người có trí tưởng tượng phong phú nhất cũng không dám nghĩ tới đã xảy ra.
Đội tuyển Việt Nam bước vào vòng bán kết khi đứng nhất bảng đấu với thành tích bất bại và ngay trên “chảo lửa Shah Alam” của Malaysia, thầy trò ông Miura đã giành chiến thắng 2-1 với thế trận hoàn toàn chủ động. Nhưng cánh cửa thiên đường đã sập xuống trước mặt khi đội tuyển để thua đối thủ Malaysia 2-4 ngay trên sân Mỹ Đình ở trận bán kết lượt về và chấm dứt giấc mơ “vàng” AFF Cup bằng thất bại chung cuộc 4-5 trước người Mã.
Đối thủ đã thi đấu với hơn 100% sức lực, trong tâm thế không còn gì để mất và đạt được hiệu quả tối đa về lối chơi. Trong khi đó, đội tuyển Việt Nam ở hoàn cảnh trái ngược và sự thể hiện của toàn đội có thể nói là rất đáng thất vọng. Thậm chí, ở buổi họp báo sau trận bán kết lượt về, HLV trưởng Toshiya Miura đã phải thừa nhận, các cầu thủ đã có phần chủ quan sau khi đạt được kết quả thuận lợi từ trận bán kết lượt đi. Hàng tấn công bỏ lỡ nhiều cơ hội trong khi hàng phòng ngự thi đấu mất tập trung, mắc những sai lầm cá nhân, tạo điều kiện cho đối phương khai thác sơ hở để ghi bàn.
Tuyển nữ Việt Nam tan giấc mộng World Cup
Có lợi thế thi đấu VCK giải vô địch châu Á, tranh suất dự World Cup trên sân nhà và được kỳ vọng nhiều nhưng áp lực tâm lý đè nặng, sự chuẩn bị có phần vội vàng khiến đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam không đạt được mục tiêu đề ra. 5 tháng sau thất bại tại trận chung kết SEA Games 27, hồi tháng 5 năm 2014, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam một lần nữa lại phải chấp nhận thất bại trước Thái Lan.
Để thua người Thái ở SEA Games hay các giải đấu khu vực Đông Nam Á, chúng ta có thể đòi lại trong năm này hoặc năm khác. Nhưng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam không có nhiều cơ hội tham dự một kỳ World Cup dành cho bóng đá nữ, nơi quy tụ các đội bóng mạnh của thế giới. Bóng đá Việt Nam đã lỡ thời cơ cất lên tiếng nói với toàn thế giới trong hành trình vươn ra biển lớn.
Thực tế, VCK Asian Cup 2014 là thời cơ vàng để bóng đá Việt Nam hiện thực hóa khao khát World Cup, đó là nhờ việc đội tuyển CHDCND Triều Tiên vắng mặt vì scandal doping ở World Cup 2011. Sẽ chẳng có cơ hội nào tốt hơn thế và đây mới là điều để lại tiếc nuối nhất với bóng đá nữ Việt Nam. Sau thất bại này, ông thầy người Trung Quốc Trần Vân Phát cũng kết thúc hợp đồng dẫn dắt đội tuyển nữ Việt Nam, Trưởng phòng các đội tuyển quốc gia Mai Đức Chung làm HLV tạm quyền dẫn đội thi đấu ASIAD 17 tương đối thành công, lọt vào tới tận vòng bán kết sau khi vượt qua chính Thái Lan với tỷ số 2-1. Tuy nhiên, tương lai của bóng đá nữ Việt Nam sẽ được đặt vào tay một ông thầy người Nhật Bản sẽ chính thức ký hợp đồng với VFF đầu tháng 3 năm 2015.
Ở giai đoạn chuyển giao thế hệ, SEA Games 28 không tổ chức môn bóng đá nữ, 2015 chính là thời điểm thích hợp để đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam thay máu lực lượng, xây dựng tuyến kế cận ổn định lâu dài.
Năm thành công với bóng đá trẻ
Có sự tiếc nuối, thêm những hụt hẫng từ thất bại của đội tuyển nam quốc gia và đội tuyển bóng đá nữ quốc gia nhưng năm 2014 ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của bóng đá trẻ Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến đội Olympic quốc gia dưới sự chèo lái của HLV Toshiya Miura đã bất ngờ lọt vào vòng 1/8 môn bóng đá nam ASIAD 17 dù trước đó không được đánh giá cao. Thua Olympic UAE tại vòng 1/8 ASIAD 17 với tỷ số 1-3, nhưng sự tiến bộ của các cầu thủ trẻ, trong đó không ít người mới được thi đấu tại một kỳ Đại hội lớn của châu lục đã mở ra tương lai mới đầy hứa hẹn cho bóng đá Việt Nam, nhất là khi được đặt dưới sự huấn luyện của ông Miura.
Dưới góc độ bóng đá trẻ, thành tích, sự thể hiện của các cầu thủ Olympic Việt Nam là tốt nhưng về sức hút, ảnh hưởng đối với truyền thông và dư luận thì lại không thể bằng các cầu thủ U19 Việt Nam mà ¾ trong số đó là Học viên khóa 1 Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG. Không giành được bất cứ chức vô địch nào ở những giải đấu mà họ tham dự trong năm 2014, nhưng đội tuyển U19 Việt Nam đã đem lại cho người hâm mộ những cảm xúc dạt dào, tràn đầy hy vọng và chưa đội tuyển nào của bóng đá Việt Nam làm được từ trước đến nay.
Công Phượng (số 10) tỏa sáng tại giải U19 Đông Nam Á. |
Từ ngày 9-23 đến 8-2014, U19 Việt Nam dự giải U22 Đông Nam Á - Cup Hassanal Bolkiah Brunei. Đây là giải đấu quy tụ nhiều đội bóng đàn anh, vì thế mục tiêu đề ra của thầy trò Graechen là học hỏi kinh nghiệm và lọt vào bán kết. Thế nhưng, họ lại làm nên bất ngờ khi vào đến trận chung kết, trong đó có chiến thắng mang tính bước ngoặt trước U19 Indonesia với tỷ số 3-1. Tại giải lần này, những gương mặt được gọi bổ sung ngoài Học viện HAGL như Tuấn Tài, Văn Long, Quang Hải đều tỏa sáng.
Tại giải U19 Đông Nam Á mở rộng, những tuyệt phẩm của Công Phượng, Xuân Trường, Văn Toàn hay Tuấn Anh, Văn Long giúp U19 Việt Nam lần thứ ba có mặt trong trận chung kết một giải đấu trong chỉ một năm. U19 Việt Nam sau đó lên đường Myanmar dự vòng chung kết U19 châu Á với mục tiêu giành vé dự World Cup U20 thế giới vào năm 2015. Sớm bị loại và không đạt mục tiêu nhưng kết thúc giải U19 châu Á cũng là lúc hành trình một năm qua khép lại với U19 Việt Nam. Những tên tuổi như Công Phượng, Xuân Trường, Đông Triều, Tuấn Anh, Minh Vương chính thức chia tay đội U19 Việt Nam vì sang năm 2015 này đều bước sang tuổi 20.
Năm 2015, Thể thao Việt Nam thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng. Một trong những mục tiêu trọng tâm không ngoài thành tích cao tại đấu trường quốc tế SEA Games 28 và vòng loại Olympic 2016. Tuy nhiên, năm 2015 cũng là năm khép lại 5 năm đầu tiên của chiến lược phát triển thể thao tới năm 2020, định hướng tới 2030. Do vậy, 5 năm qua, thể thao nói chung sẽ có tổng kết đánh giá các hoạt động của mình để đề ra kế hoạch và phương hướng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
HIỀN ANH
qdnd.vn
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...