Làng cổ Đường Lâm một điểm đến quen thuộc được ví như “cổ trấn” ngay giữa Hà Nội. Hiện nay, tại đây còn lưu giữ khoảng 900 ngôi nhà cổ với niên đại hàng trăm năm.
Cách Hà Nội 40 km về phía Tây, nằm cạnh QL32, Đường Lâm là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được trao bằng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Ảnh: Huy Ba
Hiện nay, nơi đây vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình... Đây cũng là điểm du lịch được nhiều người yêu thích. Ảnh: @thuongkhanh0205
Cho đến nay, làng cổ Đường Lâm còn lưu giữ được khoảng 900 ngôi nhà truyền thống, nằm ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Có nhiều ngôi nhà đã có niên đại hàng trăm năm tuổi. Ảnh: @ngtin__
Với kiến trúc cổ kính, rêu phong đặc trưng, Đường Lâm được ví như “ngôi làng cổ trấn” hay "phố cổ" thứ hai ở Hà Nội. Ảnh: @thuthu_igg.
Hầu hết các ngôi nhà cổ ở Đường Lâm đều được xây dựng bằng các vật liệu đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ xưa như: gỗ quý, đá ong, rơm rạ, bùn non, đất sét… Đến với Đường Lâm, du khách như được lạc một thế giới yên bình của vùng quê xưa, tách biệt với cuộc sống đô thị xô bồ bên ngoài. Ảnh: ngocanh071197
Các vật dụng, đồ đạc truyền thống trong căn nhà cổ như: chum nước, cối giã gạo... tạo nên bối cảnh chụp ảnh ấn tượng cho du khách. Ảnh: ngapanong
Tại Đường Lâm, nhà thường có 5 gian, 2 chái, trong đó gian giữa để thờ, phòng khách có bàn ghế, sập gụ với các tích phong cảnh thể hiện nền nếp gia phong của các cụ ngày xưa. Cổng ra vào thường được làm đôi mái che, khung cánh bằng gỗ dùng bản lề cối. Ảnh: @kieng_can.
Khung cảnh bình yên của làng cổ Đường Lâm. Ảnh: @cuong_jamie
Những chiếc cổng được làm bằng đá ong cổ kính, rêu phong khá phổ biến tại Đường Lâm. Đây cũng là bối cảnh chụp ảnh độc đáo cho du khách khi ghé thăm làng cổ này. Ảnh: @dhpreal
Ngoài khám phá các ngôi nhà cổ, đến Đường Lâm bạn có thể ghé thăm đền thờ Phùng Hưng và lăng Ngô Quyền, cổng làng và đình Mông Phụ.… Ảnh: @lalin2102
Làng cổ Đường Lâm không quá lớn, bạn có thể tham quan, khám phá trong các điểm trong một ngày. Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể di chuyển đến đây bằng: xe bus, ô tô, xe máy… Khi đến làng cổ, bạn gửi xe ở cổng làng và có thể thuê xe đạp để đi tham quan trong làng.
Từ Hà Nội bạn đi theo hướng Đại lộ Thăng Long đến ngã ba Hòa Lạc rẽ phải theo đường 21, qua Sơn Lộc đến ngã tư giao nhau với đường 32, tại đây sẽ có biển chỉ dẫn rẽ vào Làng cổ Đường Lâm. Ngoài ra, hướng thứ 2 đi theo hướng về Nhổn theo đường quốc lộ 32 tới thị xã Sơn Tây đi đến ngã tư giao nhau với đường 21 sau đó có lối rẽ vào cổng làng Đường Lâm ở phía bên tay trái đường. Ảnh: @duongthuthao10
Ở Đường Lâm có khá nhiều homestay giá rẻ, bạn có thể đặt phòng để nghỉ ngơi trong ngày hoặc qua đêm. Ảnh: @l.td164.
Các dịch vụ ăn uống ở đây không nhiều, chủ yếu là các quán phục vụ các món ăn truyền thống của Việt Nam với giá khoảng 100 nghìn đồng/suất. Ảnh: @quan.lh
Nếu đã chán không khí xô bồ, ồn ào của phố thị thì làng cổ Đường Lâm là một điểm đến lý tưởng. Nằm ngay gần Hà Nội nên bạn có thể dễ dàng sắp xếp thời gian "đổi gió" cùng các thành viên trong gia đình. Ảnh: @@oohlameo2
Theo dantri.com.vn
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...