Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 50 km, làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.
Cổng làng cổ Đường Lâm vẫn gần như nguyên vẹn khi được xây dựng từ thời vua Lê Thần Tông với kiến trúc “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng) . Cổng làng được xây bằng đá ong, hai cánh cổng làm từ gỗ lim theo hình cánh dế, bên trái là cây đa cổ thụ tỏa bóng mát. Trước kia, đây là nơi trú chân cho binh lính đi tuần hay những người nông dân gánh lúa nghỉ ngơi.
Hiện nay, Đường Lâm gần như vẫn giữ được nguyên vẹn những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình,… Đến đây, du khách được khám phá nét truyền thống trong văn hoá của người Việt xưa, trải nghiệm cuộc sống thanh bình cùng cảnh vật, con người nơi đây.
Khu trung tâm của Đường Lâm là đình Mông Phụ. Đây là công trình tiêu biểu cho lối kiến trúc cổ của người Việt xưa với diện tích khoảng 1.800 m2 ở tại khu đất cao nhất trong làng. Đình Mông Phụ hiện là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Giếng nước đình Mông Phụ vẫn còn được lưu giữ, như một nét văn hoá của làng cổ vùng đồng bằng sông Hồng. Những chiếc giếng là một phần không thể thiếu trong văn hóa di sản của làng Đường Lâm.
Nhà thờ giáo họ Mông Phụ được khởi công vào năm 1954 là một nét riêng trong tổng thể kiến trúc thuần Việt nơi đây. Hiện nay, nhà thờ vẫn được người dân trong giáo họ tới đọc kinh cầu nguyện. Vào những dịp đặc biệt, các thánh lễ được tổ chức trang nghiêm mang với sự tham gia của nhiều người dân và du khách.
Dạo quanh ngôi làng, du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà cổ nằm ẩn mình, với màu ngói vẩy cá rêu phong đã có tuổi đời vài thế kỷ được xây dựng bằng các vật liệu đặc trưng của vùng Xứ Đoài xưa. Trong ảnh: Khách du lịch ghé thăm nhà cổ 200 năm tuổi của bà Hà Thị Điền (95 tuổi), một trong những ngôi nhà cổ nhất tại Đường Lâm.
Ẩn sâu trong ngôi nhà ấy là những phong tục tập quán, tín ngưỡng, gia phong cổ truyền được truyền từ nhiều đời nay. Ngôi nhà cổ của ông Hà Hữu Thể cùng nghề làm tương gạo và ủ rượu truyền thống là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch.
Những con ngõ nhỏ yên bình, khác xa với sự đông đúc, tấp nập nơi đô thị trở thành điểm khác biệt trong mắt những vị khách khi tới đây.
Nhịp sống của con người Đường Lâm chậm rãi, nhẹ nhàng. Bước chân qua đến đây, du khách sẽ có cảm giác như trở về với làng quê bình yên, trở về với những câu hát, lời ru của bà, của mẹ.
Sự hồn nhiên của đứa trẻ lớn lên giữa làng cổ cùng những vòng quay xe đạp lăn đều trên đường làng khéo léo tạo nên bức tranh đầy thanh bình.
Những năm gần đây, làng cổ Đường Lâm đang loay hoay trong bài toán khó khi những nét đẹp cũ thì vẫn phải giữ, nhưng làm sao để thu hút lượng khách du lịch ghé thăm cho tương xứng với tiềm năng thì cần phải tìm ra giải pháp thúc đẩy. Dù vậy, người dân nơi đây vẫn luôn hiếu khách, vẫn mong từng du khách khi tới với Đường Lâm sẽ cảm thấy thư thái trong không gian cổ kính và yên bình.
Theo Nhandan
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...