Hiện nay, học sinh trên địa bàn tỉnh đã bước vào năm học mới. Bên cạnh việc giáo dục kiến thức văn hóa, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các trường đang tập trung triển khai đầu năm học là giáo dục luật giao thông cho các em học sinh.
Giờ học tiếng Anh của các em học sinh trường THPT Nguyễn Đức Cảnh
Giờ học tiếng Anh của các em học sinh trường THPT Nguyễn Đức Cảnh có điểm đặc biệt là các em học sinh được học Tiếng anh thông qua các biển báo và luật giao thông. Lớp học sôi nổi hẳn bởi cách truyền đạt mới, hiệu quả của giáo viên giúp các em không chỉ biết thêm nhiều từ mới mà còn hiểu hơn về luật giao thông, giúp nâng cao ý thức cho các em khi đi trên đường.
Em Phạm Thị Mai Linh - lớp 12A7, Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh: “Nhà trường có những trò chơi rất thực tế để chúng em hiểu về luật an toàn giao thông, trường có đội thanh niên tình nguyện trực cổng trước và cổng sau để kiểm soát việc đội mũ bảo hiểm của các bạn. Chúng em cũng tuyên truyền phát thanh trên trường.” |
Cô giáo Phạm Thị Hải Yến - Bí thư Đoàn Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh: “Chúng tôi có một kênh phát thanh của nhà trường và trong các giờ ra chơi chúng tôi phát các bản tin hoặc những chuyên đề, trao đổi với các em về an toàn giao thông, vấn đề thực tế mà các em cần tuân thủ. Ngoài ra, qua các trang facebook, mạng xã hội của trường chúng tôi đều lồng ghép các nội dung đó.” |
Học về luật an toàn giao thông của các em học sinh
Điểm mới mà nhiều trường học hiện nay áp dụng đó là không giáo dục luật giao thông bằng những kiến thức khô cứng mà lồng gắn vào từng tiết học, từng môn học cụ thể. Giáo dục các em chấp hành luật giao thông không phải để đối phó với nhà trường và cơ quan chức năng mà các em phải thấy được việc chấp hành đúng luật là đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
Em Hoàng Thị Huyền - Trường THPT Tiên Hưng: “Khi em đi xe đạp điện thì em luôn đội mũ bảo hiểm, như thế tốt cho mình nếu không may có gì xảy ra thì hạn chế tác động xấu đến với mình.” |
Các em học sinh chấp hành nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia giao thông
Bên cạnh giáo dục luật giao thông cho học sinh, nhiều trường còn bổ sung quy chế mới, trong đó tăng nặng các hình thức xử phạt đối với học sinh cố tình vi phạm luật giao thông.
Cô giáo Nguyễn Thị Việt Hoa - Hiệu trưởng trường THCS Kỳ Bá, TP Thái Bình: “Nhà trường không vì thành tích mà phạt nhẹ cho các em, thậm chí có học sinh vi phạm nhiều lần nề nếp, an toàn giao thông, đạo đức cũng như học tập không đạt yêu cầu thì sẵn sàng cho lưu ban. Hàng năm cũng có cá biệt 1 vài em chúng tôi xử lí lưu ban để làm gương cho những học sinh khác trong việc giáo dục các em quy định về nề nếp và thực hiện an toàn giao thông.” |
Để học sinh chấp hành tốt các quy định về đảm bảo ATGT, nhiều trường thành lập các tổ học sinh tự quản, đó là những nhóm học sinh có chung cung đường từ nhà đến trường để các em tự giám sát lẫn nhau trong quá trình tham gia giao thông, đồng thời báo cáo lại nhà trường những học sinh vi phạm luật. Tăng cường phối hợp với phụ huynh trong quản lý, giáo dục con em mình, giúp các em hình thành ý thức chấp hành tốt các quy định của luật giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Phạm Ngọc
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...