Bất cập khi xử phạt “nguội” qua camera

Thứ 5, 05/09/2019 | 16:38:19
2,585 lượt xem

Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong áp dụng công nghệ vào giám sát và xử lý vi phạm giao thông đường bộ. Tuy nhiên, một số bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện đã khiến công tác xử phạt “nguội” thời gian qua chưa thực sự hiệu quả. Vậy đâu là những bất cập, khó khăn của thực trạng này?

Trung tâm chỉ huy giao thông Công an Hà Nội. Qua hệ thống Camera, lực lượng Cảnh sát giao thông có thể giám sát toàn bộ hoạt động giao thông tại các nút giao, khu vực trọng điểm trên địa bàn Thủ đô. Ký hiệu này thể hiện đây là camera theo dõi, xử lý các trường hợp vi phạm. Những xe ô tô vi phạm được camera tự động ghi lại. Sau đó hình ảnh được in ra, kèm theo là viện giải lỗi vi phạm. Mỗi ngày tại đây có hàng chục người đến xử lý các vi phạm qua hình ảnh. 

Anh Hà Dương Vương, Tp Việt Trì, tỉnh Phú Thọ:

"Tôi lỗi sai làn đường, thấy xử lý qua hình ảnh tốt thôi. Cá nhân tôi ủng hộ xử lý qua hình ảnh hơn việc Cảnh sát giao thông lao ra chặn đầu xe làm tôi rất ức chế việc đó"




Anh Nguyễn Văn Lịch, huyện Đông Anh – Hà Nội:

"Đối với em thì xử lý qua hình ảnh nó mang lại cho rất nhiều lái xe ý thức chấp hành luật tốt. Cái thứ 2 là mình tham gia giao thông an toàn hơn"




Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội đang quản lý, sử dụng 574 camera được bố trí trải đều tại các khu vực, nút giao thông trọng điểm. Trong đó có 200 camera làm nhiệm vụ theo dõi, xác định các trường hợp vi phạm để xử lý. Từ đầu năm 2019 đến nay, Công an Hà Nội đã xử lý 1.200 trường hợp qua hệ thống camera. So với các năm trước, con số vi phạm đã giảm hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ ý thức người tham gia giao thông đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, quá trình xử lý qua hình ảnh cũng đang bộc lộ những bất cập, nhất là việc thiếu chế tài cưỡng chế. Cơ quan chức năng chỉ có thể xác minh được chủ sở hữu phương tiện vi phạm, chưa xác minh được người vi phạm nên không đủ cơ sở để ra quyết định xử phạt mà chỉ có thể gửi thông báo cho chủ sở hữu phương tiện vi phạm để phối hợp xác minh và chờ sự tự nguyện chấp hành của người vi phạm. Hiện chỉ có khoảng 60% trường hợp bị phạt “nguội” đến nộp tiền phạt. 

Trung tá Nguyễn Minh Thúy, Phó đội trưởng Đội tín hiệu đèn Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội:

"Tôi thấy Việc xử lý vi phạm giao thông qua camera gặp phải 2 khó khăn lớn đó là việc mua bán xe không sang tên đổi chủ và khi chủ thay đổi địa chỉ lại không đến cơ quan công an khai báo nên rất khó khăn khi gửi thông báo vi phạm đến chủ xe"


4 năm sau khi triển khai xử phạt qua hình ảnh, hoạt động này đã thực sự đem lại hiệu quả và chuyển biến tích cực trong ý thức của người tham gia giao thông. Tuy nhiên 4 năm không phải là thời gian ngắn để khắc phục những hạn chế, bất cập nảy sinh. Và rõ ràng, hoạt động này chưa phát huy hết hiệu quả và tác dụng như kỳ vọng./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...