Tự nguyện giải tỏa công trình lấn chiếm dòng chảy

Chủ nhật, 28/05/2017 | 17:05:15
874 lượt xem

Khi mùa mưa bão cận kề, việc người dân tự ý lấn chiếm sông, ngòi đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy, tác động đến việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Ý thức được vấn đề này, người dân xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã tự nguyện thực hiện việc giải tỏa lấn chiếm dòng chảy một cách triệt để.

Người dân xã Hợp Tiến đã tự động tháo dỡ vật cản nơi kênh, mương và sông để dòng chảy được thông thoáng.

Gia đình ông Hoàng Đình Luật, xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng sống ở ven sông và chỉ có một chiếc cầu bê tông nhỏ để đi qua. Vào năm 2005, do có nhu cầu buôn bán ra mặt đường, ông Luật đã đổ cột bê tông và làm một quán nhỏ ngay trên mặt sông.

Xã Hợp Tiến chủ trương giải tỏa hành lang giao thông đường bộ theo Chỉ thị 04 của UBND tỉnh kết hợp với giải tỏa dòng chảy, gia đình ông Luật cũng thuộc diện phải thu dỡ công trình.

Ông Hoàng Đình Luật cho biết: “ Qua tuyên truyền về Chỉ thị 04 của UBND tỉnh, tôi nhận ra hành động của mình là không đúng. Nay địa phương có chủ trương giải tỏa thì gia đình tôi cũng chấp hành nghiêm chỉnh.”

Còn gia đình ông Phạm Ngọc Hiệu (xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng) lại đổ cột làm nhà kho trên sông để chứa đồ đạc và hàng hóa đã hơn chục năm nay. Trước việc tuyên truyền của địa phương, ông Hiệu đã biết công trình mình làm là vi phạm hành lang an toàn giao thông đường thủy.

Ông Phạm Ngọc Hiệu cho biết: “ Thực ra công trình hồi đó đầu tư cũng khá nhiều tiền, song mình sử dụng trái phép nên khi chính quyền có chủ trương giải tỏa thì chúng tôi cũng chấp hành thôi không có ý kiến gì.”

 Xã Hợp Tiến có tổng số 17 hộ xây các công trình trái phép trên lòng sông. Đến nay, cả 17 hộ đã tự nguyện thu dỡ xong tường và nhà, còn sàn và cột sẽ được thu dỡ trong thời gian tới. Để có được kết quả này, các ban, ngành đoàn thể của xã đã tích cực đi tuyên truyền vận động, giải thích để người dân hiểu ra vấn đề.

Ông Trịnh Thế Hùng - Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến trao đổi với phóng viên của Thaibinhtv.vn.

Chúng tôi kết hợp giải tỏa dòng chảy theo Chỉ thị 04, vấn đề ưu tiên là để người dân tự giác chấp hành. Cùng với đó là chúng tôi đầu tư để khơi thông dòng chảy, chuẩn bị đối phó với mưa bão và chuẩn bị tưới tiêu cho vụ đông”. Ông Trịnh Thế Hùng - Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến, huyện Đông Hưng cho biết.

Sự thông thoáng đã trở lại tại các kênh mương thoát nước tại xã Hợp Tiến.

Những công trình được đầu tư nhiều triệu đồng đã được người dân xã Hợp Tiến tự nguyện thu dỡ, mang lại sự thông thoáng trong dòng chảy. Hợp Tiến trở thành một trong những địa phương đi đầu của huyện Đông Hưng trong việc giải tỏa dòng chảy trước mùa mưa bão.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...