Việc triệt tiêu điểm mù là kỹ năng cần thiết của mọi lái xe bởi đó là một trong những yếu tố hết sức nguy hiểm có thể dẫn đến va quệt hoặc thậm chí là tai nạn giao thông nghiêm, trọng.
Về cơ bản, vùng mù là vùng không gian bên ngoài xe bị che khuất và không nằm trong tầm nhìn của người điều khiển xe ô tô. Nói cách khác, người điều khiển không thể nào quan sát được điểm mù thông qua gương chiếu hậu lẫn nhìn trực tiếp. Các vị trí điểm mù thường gặp là điểm mù gây ra bởi gương chiếu hậu, điểm mù phía trước xe, điểm mù phía sau xe.
Điểm mù thường thể hiện sự nguy hiểm đặc biệt khi người lái điều khiển xe chuyển làn, rẽ ở các ngã tư hoặc đậu xe vào bãi. Khi đó, điểm mù khiến người điều khiển không thể nhìn thấy được những chiếc xe đang chạy cùng làn/khác làn từ phía sau, những chiếc xe đang chạy cắt qua giao lộ... khiến việc rẽ hoặc chuyển làn trở nên cực kỳ nguy hiểm do người lái không thể chủ động quan sát để xử lý tình huống.
Nếu không biết cách triệt tiêu điểm mù, lái xe rất dễ bị va quệt và gay tai nạn đáng tiêc
Điểm mù gương chiếu hậu
Khi có xe khác ở bên phải và bên trái xe mà không nằm trong vùng phản chiếu của gương chiếu hậu bên hông, người lái sẽ không thể nhìn thấy qua gương. Điều này khiến cho tài xế chủ quan chuyển làn vì nghĩ rằng đường đang trống. Vì vậy nguy cơ va chạm xảy ra rất cao, đặc biệt nguy hiểm nếu xe đang chạy với tốc độ cao.
Điểm mù trước xe
Mặc dù cột trước của ô tô quan sát từ vị trí lái khá nhỏ nhưng nó vẫn tạo ra những điểm mù tùy theo góc đánh lái. Để khắc phục, người lái chỉ cần nghiêng đầu để quan sát mỗi khi chuyển hướng. Ở góc cua tay áo không có gương cầu cảnh báo bên đường, nên bấm còi để phát tín hiệu cảnh báo mỗi khi vào cua.
Điểm mù phía trước thường có ở những chiếc xe thiết kế gầm cao như SUV, xe bán tải, xe tải… Mặc dù xe gầm cao mang lại tầm nhìn phía trước tốt nhưng ca-pô cao cũng làm gia tăng phạm vi điểm mù phía mũi xe.
Những điểm mù dạng này thường gây nguy hiểm khi xe di chuyển chậm ở khu dân cư có trẻ em. Do đó, người lái cần quan sát kỹ khi xe lăn bánh hoặc quan sát từ xa để đảm bảo không có chướng ngại vật phía trước. Đặc biệt với những người lần đầu lái xe gầm cao, cần tập thói quen cảm nhận điểm mù.
Điểm mù phía sau
Người lái sẽ không quan sát được khoảng không gian ở cửa phía sau bằng mắt thường hoặc gương chiếu hậu. Điểm mù này có phạm vi khá lớn, kéo dài đến vài mét kể từ đuôi xe về phía sau. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những tai nạn đáng tiếc như lùi xe phải trẻ em hoặc va vào cột, đá tảng...
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp là trang bị camera lùi hoặc cảm biến lùi. Còn nếu không được trang bị, người lái cần kiểm tra kỹ lưỡng phạm vi an toàn trước khi lùi xe, đặc biệt ở khu vực có dân cư hay có trẻ em.
Nguyên nhân gây ra điểm mù
Các yếu tố cơ bản đề cấu thành nên điểm mù trên xe hơi là đặc điểm thiết kế của xe và tầm vóc, tư thế ngồi của người lái.
Phần lớn nguyên nhân của điểm mù chính là do thiết kế cấu trúc của xe. Về cơ bản, khung vỏ xe được chia làm 3 cột là A, B và C (có thể còn cột D đối với những chiếc wagon). 3 cột chính này sẽ chống đõ cho mui xe và hình thành nên một bộ vỏ vững chắc cho xe. Tuy nhiên, cũng do sự xuất hiện của những cột này đã tạo nên điểm mù làm cản trở tầm nhìn của người điều khiển. Tùy thuộc vào mỗi dòng xe mà điểm mù cũng xuất hiện ở những góc độ và khoảng cách khác nhau.
Sơ đồ minh họa vùng nhìn của người điều khiển xe ô tô (các vùng được tô màu)
Theo các chuyên gia thì cột A (cột ở 2 bên khung kính chắn gió của xe) có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành nên điểm mù. Ngày nay, cột A trên nhiều dòng xe đã được thiết kế để hạn chế tối đa điểm mù. Tuy nhiên, một số mẫu xe sử dụng kính chắn gió dạng phẳng thì tương ứng với ảnh hưởng của điểm mù vẫn còn khá lớn. Ngoài ra, một số nhà sản xuất vẫn thiết kế cột A với kích thước to nhằm tạo ra dáng vẻ thể thao cho xe. Điều này vô hình chung lại khiến tăng vùng mù đối với người lái lên. Ở một số mẫu xe có thiết kế đặc biệt thì cột B và cột C cũng có khả năng tạo ra điểm mù làm hạn chế tầm nhìn phía sau của người lái.
Việc điều chỉnh gương chiếu hậu không phù hợp cũng là 1 trong những nguyên nhân tạo ra điểm mù. Nếu giả sử bạn đang ngồi trong buồng lái và trước mặt là hướng 12 giờ thì thông thường, vị trí điểm mù thường ở hướng 4 giờ và 8 giờ. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh gương chiếu hậu để tối thiểu hóa điểm mù trong tình huống này. Một số tài xế thường có thói quen điều chỉnh gương hơi hướng vào bên trong để có thể quan sát được thân xe và thậm chí là hành khách đằng sau. Điều này đã khiến tầm nhìn phía sau của gương hậu bị giảm đi. Ngoài ra, cách điều chỉnh này lại trùng với vùng nhìn của gương hậu trung tâm trong xe.
Bên cạnh đó, tầm vóc và tư thế ngồi của người điều khiển cũng góp phần tạo nên điểm mù trên xe. Theo nghiên cứu, những người có tầm vóc cao hơn thường có vùng mù ngắn hơn so với những người có tầm vóc thấp bé. Đồng thời, tư thế và thói quen ngồi điều khiển xe của người lái cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng cường hoặc làm giảm độ dài của vùng mù.
Biện pháp hạn chế điểm mù
Mở rộng tầm nhìn gương chiếu hậu bằng cách: Đầu tiên nghiêng đầu qua bên trái đụng tới cửa kính; Sau đó điều chỉnh gương chiếu hậu bên trái cho tới khi phần thân xe gần như biến mất khỏi gương, chỉ còn nhìn thấy phần đuôi xe; Nghiêng đầu về hướng bên phải ra tới vị trí chính giữa xe; Lặp lại bước 2 ở gương chiếu hậu phía bên phải.
Lái xe có thể quan sát được xe màu xanh lá cây nhưng khó thấy xe màu đỏ, vì thế, xe đỏ rơi vào điểm mù của xe xanh lam
Thao tác điều chỉnh trên sẽ khắc phục được việc điều chỉnh gương chiếu hậu quá hướng vào bên trong làm giảm tầm nhìn của người lái và trùng lặp với tầm nhìn của gương hậu trung tâm.
Ngoài ra, có một giải pháp hữu hiệu mà một số lái xe chọn, đó là gắn một gương cầu nhỏ trên gương trái sẽ giúp tầm quan sát rộng hơn. Đừng quay đầu lại nhìn trực tiếp mà hãy thông qua hệ thống gương, cho đến khi nào bạn chắc chắn chiếc xe đã ở bên trái của mình. Nếu cần, bạn có thể làm tương tự với gương phải.
Tuy nhiên, ngoài việc dùng kính hậu để quan sát phía sau thì trong một số tình huống nhất định, các bạn cũng nên liếc mắt quan sát trực tiếp các điểm mù ở phía sau xe. Một số lái xe có kinh nghiệm cho rằng điều này khá hữu hiệu trong trường hợp muốn chuyển làn đường.
Ngày nay, một số mẫu xe mới còn được trang bị các hệ thống camera, cảm biến hiện đại ở kính hậu và xung quanh xe nhằm tối thiểu hóa vùng mù, hiển thị các thông tin xung quanh xe giúp người lái quan sát và kiểm soát tình huống tốt hơn. Do đó, khi sử dụng camera sau đặc biệt là đối với khí hậu ở Việt Nam thì chúng ta nên thường xuyên vệ sinh camera để đảm bảo hình ảnh thu được luôn rõ ràng nhất..
Trong trường hợp xe không có sử dụng camera trước và sau, người lái có thể nhờ thêm người khác giúp quan sát trong trường hợp đang muốn đậu vào bãi để khắc phục triệt để điểm mù phía sau và phía trước (đặc biệt là xe gầm cao) nhằm tránh các tai nạn đáng tiếc./.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...