Cảnh giác thủ đoạn giả danh công an để lừa đảo

Thứ 4, 09/09/2020 | 00:00:00
2,813 lượt xem

Thủ đoạn giả danh công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài tài sản qua điện thoại, qua mạng đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, mới đây tại TPHCM, vụ 2 đối tượng mạo danh công an vào nhà dân để đọc lệnh bắt người, khám xét khẩn cấp đã cho thấy mức độ liều lĩnh, manh động của loại tội phạm này. Nâng cao cảnh giác, tuyên truyền kiến thức pháp luật cho người dân để phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm lừa đảo là việc làm cần được duy trì thường xuyên và đang được lực lượng công an đẩy mạnh.

Đêm ngày 28/8, 2 đối tượng Trần Văn Sơn, Trần Hồng Thái tự xưng là cán bộ Cục cảnh sát Hình sự, Bộ Công an bất ngờ vào ngôi nhà của bà Nguyễn Thị T, ngụ quận 11, TP HCM để đọc lệnh bắt, khám xét về hành vi cho vay nặng lãi, đánh bạc. Bà T không khỏi bất ngờ vì mình chưa từng tham gia vào những việc phạm pháp. Sự việc sau đó, nhờ sự bình tĩnh của bà T và sự giúp đỡ của hàng xóm, lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời để bắt giữ đối tượng lừa đảo ngay tại chỗ. 

Không khó để tìm kiếm hay đặt mua những bộ quân phục của lực lượng vũ trang được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội. Điều này cũng đã vô hình chung tạo điều kiện, tiếp tay cho các đối tượng xấu, giả danh lực lượng công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thời gian qua, Công an TP HCM cũng đã bắt giữ nhiều đối tượng với cùng thủ đoạn. 

Thượng tá Nguyễn Trung Hòa – Đội trưởng Cảnh sát Hình sự, Công an quận 11, TP HCM

Các đối tượng thường lợi dụng qua điện thoại, hoặc qua mạng xã hội, người dân cần cảnh giác và gọi điện báo công an ngay




Trước những phương thức lừa đảo của tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, công an TP HCM đã thường xuyên tổ chức nhiều tổ công tác đến từng nhà dân, hộ kinh doanh để tuyên truyền quy định pháp luật, thủ đoạn mới của các đối tượng này để người dân nắm rõ đề phòng. Qua đó, ý thức người dân cũng đã được nâng cao hơn, không mất cảnh giác,lơ là để những kẻ xấu mạo danh cơ quan chức năng để đe dọa, trục lợi.

 Ông Nguyễn Văn Cành – Quận 11, TP HCM: 

Công an thay mặt vô đây kiểm tra hay gì cũng phải có công an khu vực, tổ trưởng tổ an ninh, nếu người dân không biết người dân cứ thẳng thắn điện lên công an phường là tốt nhất. Để cho tội phạm nó không có còn hoạt động như vừa rồi nữa.



Sau mỗi sự việc xảy ra, không phải ai cũng đủ sáng suốt, bình tĩnh để ứng phó với các tình huống bị lừa đảo. Tuy nhiên người dân có thể tự trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao cảnh giác trong mọi hoàn cảnh để tránh bị tiền mất tật mang. Ngoài ra, , người dân cũng cần lưu ý, không làm theo yêu cầu từ các số điện thoại lạ; không cung cấp thông tin nhân thân, tài khoản ngân hàng, tài khoản thư điện tử của mình cho bất kỳ ai qua điện thoại, mạng xã hội, tránh bị lợi dụng.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...