Đại dịch Covid-19 tác động nặng nề tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Song về cơ bản, các doanh nghiệp tại Thái Bình chỉ chịu tác động gián tiếp của Covid-19 nhờ những nỗ lực giữ vững vùng xanh của tỉnh trong suốt thời gian qua. Đây chính là điều kiện để một số doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất và giữ chân người lao động - điều kiện sống còn của doanh nghiệp thời hậu Covid-19.
Xưởng sản xuất đồ gỗ của Công ty TNHH TIên Phong
Doanh nghiệp này chuyên chế biến và sản xuất đồ gỗ với các sản phẩm như palet gỗ, gỗ ghép thanh làm trần, tường và một số sản phẩm đồ gỗ gia dụng khác. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nguồn gỗ nhập về khan hiếm, giá cả tăng cao. Doanh nghiệp đã chủ động tiếp cận thu mua gỗ thải công nghiệp làm nguyên liệu sản xuất, tạo ra dòng sản phẩm với giá thành hạ mà vẫn mang lại giá trị kinh tế cao. Qua đó, doanh nghiệp có điều kiện bảo đảm việc làm và thu nhập cho hơn 100 lao động với mức bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng một người một tháng.
Ông Phạm Văn Tiến - Trưởng phòng Hành chính, Công ty TNHH TIên Phong: “Trong năm nay, chúng tôi đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn, tận dụng các nguồn lực và các nguồn hàng, hạn chế tới nhiều nhất về vấn đề chi phí, đặt mục tiêu, lợi ích của công ty sang một chỗ mà ưu tiên cho người lao động. Đặc biệt hiện nay, chúng tôi chưa phải cho công nhân làm giãn ca mà có khả năng trong thời gian cuối năm sắp tới, để phục vụ cho kinh tế mở lại thì những sản phẩm của chúng tôi là những sản phẩm kích cầu cho các ngành nghề khác, do vậy, chúng tôi khả năng là phải làm tăng ca, tăng giờ.” |
Xưởng sản xuất của Công ty TNHH Tấn Phát
Còn tại Công ty TNHH Tấn Phát, khi thị trường phía Nam gần như bị đóng băng bởi thực hiện giãn cách xã hội, doanh nghiệp đã nỗ lực khai thác rộng rãi các thị trường từ Nam Trung Bộ trở ra, mở rộng thị phần tại các đại lý nhỏ lẻ để kích cầu tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, người lao động vẫn có việc làm, tuy rằng thu nhập có giảm nhẹ.
Chị Trần Thị Hạnh - Công ty TNHH Tấn Phát: “Trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn thì tất cả các công ty, công ty nào cũng khó khăn hết mà giám đốc công ty em đã cố gắng tất cả để tạo điều kiện cho chúng em có công ăn việc làm ổn định, không ai phải nghỉ làm do ảnh hưởng của Covid cả, ai cũng được đến công ty làm hết.” |
Anh Vũ Ngọc Trìu - Công ty TNHH Tấn Phát: “Trong thời gian dịch bệnh vừa rồi, công nhân chúng tôi vẫn có việc làm ổn định, anh em rất phấn khởi. Nhờ việc công ty duy trì hoạt động hiệu quả nên lương của công nhân vẫn được đảm bảo.” |
Ông Trần Đức Năng - Giám đốc nhà máy sản xuất sứ vệ sinh, Công ty TNHH Tấn Phát: “Hiện tại, công ty đang duy trì sản xuất với mức độ khoảng 70%. Tuy nhiên, tổng thể cán bộ, nhân viên vẫn được tạo mọi điều kiện về vấn đề thu nhập cũng như các công việc cho người lao động.” |
Đến thời điểm này có thể nói, bằng những nỗ lực vượt khó, đa số các doanh nghiệp Thái Bình đã cơ bản vượt qua thời điểm khó khăn nhất do dịch bệnh gây ra. Điều quan trọng hơn, các doanh nghiệp này đã giữ được người lao động - điều kiện tiên quyết để triển khai các kế hoạch khôi phục và phát triển sản xuất trong thời gian tới.
Cao Biền
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...