Nâng cao nhận thức về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động

Thứ 7, 15/05/2021 | 00:00:00
651 lượt xem

Bên cạnh việc trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động thì ý thức trong thực hiện an toàn vệ sinh lao động của người lao động và chủ sử dụng lao động là điều quan trọng nhất để hạn chế tối đa những rủi ro do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp gây ra. Đây cũng chính là chủ đề được triển khai trong tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động 2021.

Người lao động làm việc tại xí nghiệp gạch

Lao động tại 1 xí nghiệp gạch, đối với việc đảm bảo vệ sinh lao động thì chiếc khẩu trang luôn là vật bất ly thân với tất cả mọi người để tránh hít phải bụi bẩn. Song không phải ai cũng tuân thủ thực hiện điều này. Còn người sử dụng lao động cho rằng đây chỉ là do ý thức.

Anh Đặng Văn Như - Phó Giám đốc công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tiền Phong:

“Đại bộ phận người lao động đều đã chấp hành, nhưng vẫn có 1 số người do ý thức họ chưa cao nên không thực hiện đeo khẩu trang nên xí nghiệp chúng tôi thường xuyên nhắc nhở.”


Lao động làm việc tại nhà máy sắt thép

Đối với rất nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động hiện nay, việc tuyên truyền ý thức đảm bảo an toàn vệ sinh lao động luôn cần được lồng ghép song song với việc tập huấn kỹ năng ứng cứu khi có tai nạn lao động xảy ra. Cùng với việc chủ doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng máy móc và trang bị đồ bảo hộ thì từ đó người lao động chủ động hơn trong việc bảo vệ bản thân trước các rủi ro có thể xảy ra.

Anh Phạm Văn Hợp - Bộ phận Hàn, Công ty TNHH Minh Danh:

“Thông thường với các tai nạn chúng tôi hay gặp phải sẽ sơ cứu ngay như sử dụng băng gạt, hay bông băng để cầm máu. Sau khi theo dõi, chúng tôi sẽ được công ty đưa đến các cơ sở y tế nếu có nguy cơ nguy hiểm.”


Anh Nguyễn Văn Tịnh - Công ty TNHH may Hưng Nhân:

 “Chúng tôi kiểm tra có đầy đủ có thiết bị bảo hộ như gang tay cách điện, thì mới tiến hành làm việc, còn không thì sẽ báo lại công ty, chưa xử lý đầy đủ chúng tôi sẽ không làm.”


Công nhân làm việc tại nhà máy may

Rủi ro lao động luôn có thể xảy ra, thương tâm nhất có thể kể đến những vụ việc tai nạn thương vong từ những lao động tự do như thợ xây. Ở đây việc cần làm để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động chính là trách nhiệm giữa các bên và việc tuân thủ luật lao động về quyền lợi bảo hiểm, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi và các hỗ trợ khác.

Ông Bùi Văn Huân - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình:

“Việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là cần phải có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó, người lao động cần có ý thức trong việc tuân thủ các quy định lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo lợi ích của người công nhân.”


Người lao động sát khuẩn tay trước khi vào cửa

Quan tâm tới an toàn vệ sinh lao động của công nhân, hiện nay các doanh nghiệp còn phải tiếp tục đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch. Việc tạo dưng sự an toàn, sự yên tâm trong người lao động, sẽ chính là cách để doanh nghiệp vươn lên và phát triển bền vững.

Thế Công

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...