Theo khuyến cáo của Sở Công Thương Hà Nội, Hà Nội hiện có rất nhiều địa điểm kinh doanh lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu, người dân không nên tích trữ hàng hóa. Liên quan đến việc hạn chế các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu để phòng dịch, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cho biết do cách hiểu, cách làm chưa đồng nhất, có phường đã chỉ đạo đóng cửa các đơn vị kinh doanh, phân phối hàng hóa.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 26 trung tâm thương mại, trong đó có 25 trung tâm thương mại có siêu thị; trong 141 siêu thị có 103 siêu thị tổng hợp; 455 chợ; 495 cửa hàng xăng dầu; 674 cửa hàng gas. Bên cạnh đó, trên các tuyến phố sẽ mở cửa các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện ích, siêu thị mini, các chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm, cửa hàng bán hoa quả; các cửa hàng thuốc. Sở Công Thương Hà Nội đã phải thông tin đến các phường cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân không nên đi tích trữ mua hàng bởi các hệ thống phân phối luôn mở cửa và đủ hàng hóa cho người dân.
Đối với việc dự trữ hàng hóa, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng theo phương án 3 với 5 cấp độ để tổ chức thực hiện, đảm bảo đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhân dân Thủ đô./.
Theo TTXVN
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...