Tem QR truy xuất nguồn gốc nông sản được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng và quản lý chuỗi nông sản minh bạch, đồng thời giúp chứng minh nguồn gốc cho người sản xuất và tạo lòng tin đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, gần đây nhiều người tiêu dùng phản ánh, có tình trạng tem truy xuất nguồn gốc không hiển thị thông tin khi dùng phần mềm trên điện thoại kiểm tra.
Ngày nào cũng vậy, cứ cuối giờ chiều, xưởng sơ chế rau củ quả này lại nhộn nhịp đóng gói, chuẩn bị cho hàng tấn rau củ về nội thành. Một trong những công đoạn quan trọng để hoàn thiện quy trình đóng gói là việc dán tem truy xuất nguồn gốc.
Ông Hoàng Văn Khảm – Chủ nhiệm HTX Rau quả Trúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội: Chúng tôi đang đóng gói dán tem truy xuất nguồn gốc QR, hiện nay chúng tôi đang dùng tem truy xuất nguồn gốc của thành phố Hà Nội hỗ trợ. Người tiêu dùng chỉ cần điện thoại thông minh và check tất cả quy trình sản xuất rau Vietgap của chúng tôi hiện lên màn hình và người tiêu dùng sẽ nắm bắt được rau này của đơn vị nào, của hộ nào sản xuất thuộc hợp tác xã nào. |
Theo chân những sản phẩm đã được dán tem, chúng tôi về siêu thị nội thành Hà Nội – nơi tiêu thụ.. Tại một trong những siêu thị lớn nhất Hà Nội, trái với những gì mà vị chủ nhiệm HTX cung cấp, nhiều người tiêu dùng sử dụng phần mềm cài sẵn trên điện thoại để kiểm tra mã QR dán trên các mớ rau này, nhưng không hiển thị thông tin gì.
Bà Phạm Thị Hiền – Người tiêu dùng: Các mã hàng tôi mua vẫn kiểm tra nhưng mà rau này tôi tích mấy lần không thấy lên…Nếu mà đi mua cứ dán nhãn dán mác mà không ổn thì ăn cũng không yên tâm, vào đây mà cũng không quét được mã vạch thì cũng chẳng khác gì ra ngoài c chợ mua. |
Chị Trần Thị Khánh Linh – Người tiêu dùng: Tôi cũng tải phần mềm về và mỗi lần mua rau tôi cũng check xem rau trồng làm sao, có an toàn không rồi sản xuất ở đâu. Tuy nhiên thì nhiều lúc một số mã sản phẩm không lên, chắc do lỗi gì đấy |
Lý giải vì sao tem truy xuất nguồn gốc lại không có thông tin, đại diện Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội cho rằng, cần phải xem đó là tem do đơn vị nào phát hành.
Ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Thành phố Hà Nội: Rất nhiều các công ty công nghệ người ta xây dựng các mã tự phát để mà để giúp giải pháp cho các doanh nghiệp để minh chứng nguồn gốc. Song có những doanh nghiệp quá trình thực hiện thí điểm và sau thời gian đó người ta sẽ không còn hoạt động nữa, cái đó thì trên thực tế có khi mà giữa bên cung cấp và bên dịch vụ người ta không có ký kết tiếp tục hoạt động nữa thì những cái mã đó việc truy xuất vào nó sẽ không có thông tin. |
Đáng nói là như đại diện Hợp tác xã giới thiệu, tem QR mà HTX này đang sử dụng là do Thành phố Hà Nội cấp. Trường hợp này, ông Tạ Văn Tường lý giải thêm: Có thể do HTX chưa tự mở mã hoặc do người tiêu dùng check tem từ phần mềm khác hệ thống.
Thị trường đang tồn tại tình trạng lộn xộn về phát hành tem QR truy xuất nguồn gốc nông sản. Và dù là tem tự phát của các doanh nghiệp công nghệ hay tem do cơ quan quản lý phát hành thì việc không truy xuất được thông tin vẫn cho thấy bức tranh sử dụng tem QR là khó kiểm soát và thiếu tin cậy đối với người tiêu dùng.
Theo TTXVN
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...