Không nhiều mẫu xe lắp ráp mới ra mắt, trong khi tại khu vực Đông Nam Á, các thương hiệu ôtô đang dồn dập giới thiệu các mẫu xe mới. Chính vì vậy, các hãng buộc phải lao vào cuộc chạy đua giảm giá, khuyến mại nhằm lôi kéo khách hàng.
Xe mới ra mắt nhỏ giọt...
Trong tháng 4 này, không có nhiều mẫu xe mới ra mắt thị trường Việt Nam và hầu hết đều là xe nhập khẩu nguyên chiếc, ở cả phân khúc xe hạng sang và xe bình dân.
Ở phân khúc xe sang, Lexus “tiên phong” với mẫu xe thể thao RC 300 (giá bán 3,27 tỉ đồng) và mẫu SUV cỡ lớn LX 570 (giá 8,18 tỉ đồng) nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, những mẫu xe sau một khoảng thời gian dài mới có thể đảm bảo các tiêu chí để hoàn thiện thủ tục thông quan sau những quy định mới.
Trong khi đó, đáng quan tâm trong tháng 4 này, Toyota sẽ chuyển hướng, không còn lắp ráp mẫu Camry trong nước mà chuyển hẳn sang nhập khẩu từ Thái Lan.
Ngoài ra, trong thời gian tới đây, Honda cũng sẽ đưa về mẫu xe giá rẻ Brio nhằm cạnh tranh ở phân khúc xe đô thị đang lên, nhưng trước mắt sẽ là phiên bản nâng cấp của Civic.
Loại bỏ bớt sản phẩm, tập trung vào thế mạnh
Cũng trong tháng 4 này, thị trường ghi nhận một xu hướng chung của tất cả các hãng xe tại Việt Nam; đó là việc “tinh giản” biên chế với hàng loạt mẫu xe để tối ưu hoá danh mục sản phẩm và cả các loại chi phí liên quan.
Mạnh tay nhất là Volkswagen Việt Nam khi đã loại bớt một loạt xe khỏi danh mục sản phẩm; đáng quan tâm là mẫu crossover Tiguan 5 chỗ, mẫu sedan cỡ nhỏ Jetta mẫu hatchback Polo Cross. Ngoài ra, một số mẫu xe thuộc loại kén khách, như Touareg, chiếc minivan Sharan… cũng đã dừng phân phối tại Việt Nam.
Tập đoàn Trường Hải, ngoài việc ngừng phân phối các mẫu KIA Rondo dùng động cơ diesel và chỉ giữ lại các phiên bản động cơ xăng, cũng sẽ dừng phân phối mẫu sedan Peugeot 508 FL và tập trung vào lắp ráp hai mẫu crossover đang ăn khách là 3008 (5 chỗ) và 5008 (7 chỗ ngồi).
Mẫu KIA Optima được Trường Hải lắp ráp trong nước lại có vẻ đi ngược xu hướng chung của thị trường ôtô trong tháng 4, khi mà tập đoàn này đã quyết định tăng giá toàn bộ các phiên bản của mẫu xe này, với các mức tăng 30 - 40 triệu đồng so với tháng 3.
Nhiều khuyến mại nhưng giá bán vẫn cao
Bao trùm toàn bộ xu hướng bán hàng chung của thị trường ôtô trong nước là việc hàng loạt các chương trình khuyến mại lớn được các hãng tung ra nhằm lôi kéo sự chú ý của người tiêu dùng trong thời điểm và chạm đáy của thị trường ôtô trong nước.
Ở phân khúc xe bán tải, việc chính thức tăng phí trước bạ (lên bằng 60% so với xe chở người) đã khiến người tiêu dùng tỏ ra dè dặt và e ngại. Chính vì vậy, đây là phân khúc được tập trung nhiều chương trình khuyến mại nhất.
Đầu tiên là Chevrolet Colorado - được nhà phân phối mới thực hiện đợt ưu đãi trị giá 30 triệu đồng cho toàn bộ các phiên bản, mẫu Mazda BT-50 tiếp tục duy trì các mức ưu đãi trị giá từ 30 - 35 triệu đồng, tuỳ từng phiên bản.
Trong khi đó, Isuzu tỏ ra mạnh tay khi công bố đợt khuyến mại 30 - 70 triệu đồng cho mẫu D-Max từ nay đến tận tháng 6. Tuy nhiên, hãng xe Nhật Bản khá “dè dặt” khi cho biết sẽ sẽ chỉ có 300 xe trên toàn quốc được ưu đãi trong thời gian này.
Phân khúc bán tải bắt đầu được áp dụng mức phí trước bạ mới trong tháng 4 này.
Trong khi đó ở phân khúc xe SUV 7 chỗ, cũng được nhập khẩu toàn bộ, một số thương hiệu cũng đã đưa ra các chương trình ưu đãi bằng tiền mặt khá lớn; Chevrolet Trailblazer có các mức ưu đãi lên tới 50 triệu đồng, Nissan mạnh dạn với đợt khuyến mại khá lớn cho các mẫu Terra tại Việt Nam, theo đó phiên bản S và E được giảm khoảng 30 triệu đồng, trong khi phiên bản cao cấp nhất Terra V có mức giảm lên tới 40 triệu đồng.
Trong tháng 4 này, cho dù Mitsubishi Việt Nam không có chương trình hỗ trợ nào, nhưng tại đại lí đang được thực hiện ưu đãi đối với mẫu SUV - Pajero Sport, với mức hỗ trợ lên tới 30 triệu đồng, ngoài ra còn có các mức giá ưu đãi từ 15 - 50 triệu đồng, cho mẫu xe duy nhất lắp ráp trong nước, chiếc Outlander.
Mạnh tay nhất trong trong tháng 4 này là Volkswagen Việt Nam, với chương trình tặng khách hàng mua xe các chuyến du lịch đi Singapore, Úc hay châu Âu, với trị giá lên tới 100 triệu đồng.
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, các thương hiệu ôtô được chia thành hai nhóm. Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) có 19 thành viên, bao gồm cả doanh nghiệp kinh doanh xe du lịch và cả xe thương mại. Còn lại là các nhà nhập khẩu ôtô nguyên chiếc dưới hình thức phân phối chính hãng, bao gồm Audi, BMW, Porsche…
Để phù hợp với sự quan tâm của độc giả, chuyên mục Xe++ chỉ đăng tải giá bán của những mẫu xe du lịch, xe đa dụng (MPV), xe SUV và các mẫu xe bán tải (pick-up) hiện đang được quan tâm trên thị trường như Ford Ranger, Chevrolet Colorado, Nissan Navara…
Một số thương hiệu xe đặc biệt mà giá bán phụ thuộc vào người mua đặt hàng như Rolls-Royce, Bentley, Lamborghini, Mekong (với một vài mẫu Fiat và PMC)…
Theo Dantri
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...