Bộ Công thương vừa ra Quyết định số 3720/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương giai đoạn 2019-2020. Theo đó, dự kiến 202 trên tổng số 561 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc quản lý của bộ này sẽ được cắt giảm trong thời gian tới.
72,1% điều kiện được bãi bỏ
Cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước hoạt động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được nêu ra tại Nghị quyết 19/NQ-CP thực hiện xuyên suốt từ năm 2014 đến nay. Đặc biệt, được chú trọng hơn tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Theo đó, khoản 3, Mục II yêu cầu các bộ “Hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư”.
Nhiệm vụ này đã được Bộ Công thương hoàn thành tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15-1-2018 của Chính phủ sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương. Theo đó, tổng số điều kiện đầu tư, kinh doanh được bãi bỏ theo Nghị định số 08/2018/NĐ-CP và tám nghị định đã trình trong năm 2017 và 2018 là 675/1216 điều kiện của 27 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, chiếm tỷ lệ 55,5%.
Như vậy, Bộ Công thương đã hoàn thành phương án đề xuất tại Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ngày 20-9-2017 của Bộ Công thương ban hành phương án rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương giai đoạn 2017-2018.
Tuy vậy, với Nghị quyết 19-2018/NQ-CP, Bộ Công thương tiếp tục được Chính phủ giao theo dõi, giám sát đảm bảo thực thi đầy đủ, nhất quán viêc cắt giảm các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tiếp tục rà soát, kiến nghị bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.
Trên cơ sở đó, Quyết định số 3720/QĐ-BCT đã được Bộ Công thương ban hành. Với Quyết định này, 202 trên tổng số 561 điều kiện đầu tư, kinh doanh còn lại thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ tiếp tục được bãi bỏ (tương đương với 36%). Như vậy, từ năm 2017 đến nay, Bộ Công thương đã cam kết cắt giảm 72,1% điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý. Trở thành một trong những bộ dẫn đầu trong cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN.
Tập trung vào tám ngành nghề
Theo đại diện Bộ Công thương, 202 điều kiện đầu tư, kinh doanh được cắt giảm tại Quyết định số 3720/QĐ-BCT tập trung vào tám ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, bao gồm: Thứ nhất, lĩnh vực an toàn thực phẩm, đề xuất cắt giảm 79 điều kiện, đơn giản hóa 34 điều kiện trên tổng số 132 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này; Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh thuốc lá, chuyển hậu kiểm tám điều kiện trên tổng số 65 điều kiện đang quy định tại lĩnh vực này; Thứ 3, lĩnh vực kinh doanh rượu, đề xuất cắt giảm sáu điều kiện, chuyển hậu kiểm bảy điều kiện trên tổng số 30 điều kiện; Thứ 4, lĩnh vực điện, Bộ Công thương đề xuất cắt giảm bảy điều kiện, đơn giản hóa hai điều kiện, chuyển hậu kiểm ba điều kiện trên tổng số 49 điều kiện hiện hành; Thứ 5, lĩnh vực hóa chất được đề xuất cắt giảm 15 điều kiện, đơn giản hóa 24 điều kiện, chuyển hậu kiểm 12 điều kiện trên tổng số 77 điều kiện hiện hành; Thứ 6, đối với lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu, bảo hành bảo dưỡng ô tô, Bộ Công thương đề xuất cắt giảm hai điều kiện, chuyển hậu kiểm một điều kiện trên tổng số 13 điều kiện đang quy định tại lĩnh vực này; Thứ 7, đối với lĩnh vực khoáng sản, đề xuất cắt giảm một trên tổng số sáu điều kiện hiện hành; Thứ 8, lĩnh vực than, đề xuất cắt giảm một trên tổng số tám điều kiện đang được quy định trong lĩnh vực này.
Động thái cắt giảm 202 điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc 27 lĩnh vực đang quản lý của Bộ Công thương tại Quyết định số 3720/QĐ-BCT đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng DN và các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Đặc biệt, có nhiều điều kiện đầu tư kinh doanh trước đây gây khó cho DN thì nay được đề xuất bãi bỏ, điều này không chỉ tăng cơ hội cho DN trong việc mở rộng đầu tư, kinh doanh, gia tăng khả năng xâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng, mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư trong nước, tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam với nhà đầu tư quốc tế.
Lĩnh vực an toàn thực phẩm được đề xuất cắt giảm và đơn giản hóa 113/132 điều kiện đầu tư, kinh doanh, chiếm 85,5% tổng số điều kiện đầu tư, kinh doanh đang quy định tại lĩnh vực này.
Theo Nhân dân điện tử
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...