Các doanh nghiệp ngành thực phẩm cho rằng đòi hỏi chiết khấu của các siêu thị vẫn quá cao, có lúc lên tới 30% nên khó tái đầu tư.
Sau 4 năm thực hiện đề án "Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Bộ Công thương cho hay tỷ lệ hàng nội địa trong các hệ thống siêu thị đã phát triển tích cực. Các hệ thống lớn đều có từ 80% hàng hóa sản xuất trong nước.
"Hoạt động này đã góp phần duy trì tỷ lệ hàng sản xuất trong nước hiện diện tại hệ thống siêu thị của các doanh nghiệp trong nước từ 80% đến 90%. Hệ thống siêu thị của Saigon Co.op có tới 95% là hàng sản xuất trong nước. Còn tại một số hệ thống của doanh nghiệp phân phối nước ngoài như Lotte Mart, AEON..., tỷ trọng hàng sản xuất trong nước đã chuyển biến lên đến 80%", ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Thị trường trong nước cho biết tại "Hội nghị đối tác phát triển hàng Việt Nam" vừa diễn ra tại TP HCM.
Cũng tại sự kiện, bà Lê Thị Mai Linh - Phó chủ tịch điều hành Quan hệ đối ngoại và truyền thông Tập đoàn Central Group tuyên bố, hàng nội địa hiện chiếm 96% doanh số của hệ thống Big C.
Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp thực phẩm, tỷ trọng áp đảo của hàng Việt tại các hệ thống siêu thị cũng chưa đủ mang lại niềm vui. Mức chiết khấu cao chính là nguyên nhân.
Theo bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM, doanh nghiệp trong nước ngành này hầu hết quy mô vừa và nhỏ. Mức chiết khấu 15 - 25% khiến họ gần như không thể chào các sản phẩm mới cho siêu thị. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đẩy giá thành cao hơn so với bên ngoài 15 - 30% mới đảm bảo lợi nhuận.
"Chiết khấu có khi còn lên đến 30% vào các dịp khuyến mại, sinh nhật, lễ hội... Các doanh nghiệp đơn lẻ thì họ không dám nói vì sợ nói quá lại càng khó đưa hàng vào. Nhưng chiết khấu như thế này thì không thể tái sản xuất được", bà Chi bộc bạch.
Phản hồi ý kiến này, bà Mai Linh nói hệ thống Big C có những cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được kết quả hai bên cùng có lợi và theo đuổi chính sách giá rẻ cho người tiêu dùng. Trong khi đó, đại diện bộ phận thu mua của Saigon Co.op chỉ ra rằng, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa nói chung còn nhiều điểm yếu khi tiếp cận đưa hàng vào siêu thị.
Một số hạn chế phổ biến được chỉ ra như khả năng duy trì chất lượng, mẫu mã kém hấp dẫn, nghiên cứu thị trường... Đặc biệt, việc đi chào hàng hầu như chưa được quan tâm đúng mức.
"Mỗi ngày chúng tôi tiếp hơn 100 nhà cung cấp với hàng trăm mặt hàng. Các doanh nghiệp không để lãnh đạo, vốn am hiểu tường tận sản phẩm đi chào mà phó thác cho nhân viên, đôi khi còn không biết gì về sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đầu tư sản phẩm lắm nhưng việc chào hàng ra sao họ không quan tâm", vị đại diện Saigon Co.op nói.
Vài năm trở lại đây, đòi hỏi chiết khấu cao của siêu thị luôn là bài toán khó của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, các doanh nghiệp ngành thực phẩm thường xuyên có phản ánh.
Vào trung tuần tháng 8, trong cuộc gặp giữa các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc với lãnh đạo UBND TP HCM, nhiều công ty chế biến thực phẩm cũng đã nêu khó khăn về tình trạng đòi chiết khấu cao, xu hướng làm nhãn hàng riêng của siêu thị, khiến doanh nghiệp phải nhận gia công với lợi nhuận thấp hoặc ra rìa.
VnExpress
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...