Hiệp định “ Đối tác xuyên Thái Bình Dương” ( TPP) được coi là một trong những Hiệp định thương mại đồ sộ nhất thế giới. Cùng với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp Thái Bình đã hiểu và có sự chuẩn bị như thế nào trước những cơ hội, thách thức từ TPP.
Sản xuất sứ gia dụng tại Công ty TNHH sứ Đông Lâm
Hiệp định (TPP) đã được hoàn tất. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp của Thái Bình. Đi trước, đón đầu, tự đổi mới mình để sẵn sàng cho một lộ trình cạnh tranh dài hơi hay là sự thụ động trước các cơ hội của Hiệp định.
Ông Hoàng Văn Dũng - Tổng giám đốc Công ty TNHH sứ Đông Lâm cho biết: “ Trước tiên về cái định hướng phát triển kinh doanh, chúng tôi đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, làm sao đưa ra thị trường các sản phẩm đạt chất lượng như tiêu chuẩn Châu Âu và tiêu chuẩn Mỹ, để doanh nghiệp đủ năng lực xúc tiến xuất khẩu, phát huy thế mạnh để đầu tư lĩnh vực công nghệ mới. Doanh nghiệp cũng tập trung đào tạo nhân viên có đủ trình độ, năng lực mới đáp ứng công nghệ mới, khẳng định vị thế của công ty trên lĩnh vực xây dựng”.
Sản xuất tại Xí nghiệp may Thái Hà
Hiệp định TPP là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, sẽ giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiến sâu hơn vào các thị trường như Mỹ, Nhật Bản cũng như các nước khác. Với mức thuế ưu đãi mà TPP mang lại, doanh nghiệp sẽ có thêm khả năng cạnh tranh tốt hơn. Bởi thuế luôn là vấn đề quan tâm nhất đối với doanh nghiệp khi mở cửa thị trường.
Ông Trần Trọng Kim - Giám đốc Xí nghiệp may Thái Hà, Tổng công ty May 10: “ Tùy theo
giai đoạn, mục tiêu của doanh nghiệp mà mình để đề ra chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Và chiến lược dựa theo năng lực tốt nhất của mình, theo lợi thế của mình hiện có. Thứ hai, mục tiêu quan trọng nhất là phát triển nguồn nhân lực, nếu chúng ta không có con người tốt để đảm đương việc quản lý thì rất khó tiếp cận. Thứ ba, phát triển đội ngũ làm thị trường”.
Tuy nhiên, Hiệp định TPP không chỉ là cơ hội mà còn là trở ngại và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp trên địa bàn Thái Bình. Do vậy, doanh nghiệp không thể ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ và ưu thế về thuế suất mà bản thân phải có sự đầu tư, cải tiến về kỹ thuật để tăng năng suất, giảm được giá thành sản phẩm và quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo. Ngoài ra, việc quảng cáo, xúc tiến thương mại cũng phải được quan tâm để thương hiệu các sản phẩm của mình có thể đứng vững trên các thị trường.
Các doanh nghiệp may Thái Bình đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn với hiệp định TPP
“ Công ty TNHH Hưng Nhân đã chuẩn bị rất nhiều giải pháp bao gồm ngắn hạn và
dài hạn. Với giải pháp ngắn hạn, công ty đã thành lập Ban quan hệ Quốc tế chuyên nghiên cứu về hiệp TPP và các hiệp định mà Việt Nam tham gia ký kết. Về thời gian tới, công ty sẽ tuyển chọn những cán bộ có trình độ giỏi và trình độ được đào tạo từ nước ngoài để tận dụng được lợi thế mà TPP vốn có. Về dài hạn, công ty đã tham gia cùng với tỉnh thành lập một số cụm công nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may tại Thái Bình” - Ông Ninh Xuân Thảo - Phó Giám đốc Công ty TNHH may Hưng Nhân chia sẻ.
Tham gia TPP sẽ tạo ra sức ép về mở cửa thị trường. Việc giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng với giá cả cạnh tranh hơn. Thị phần hàng hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ trở lên gay gắt hơn trên chính thị trường của mình. Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương ( TPP) đã được hoàn tất. Đây vừa là cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Thái Bình nói riêng, nếu như các doanh nghiệp không có lộ trình phù hợp, sự chuẩn bị chu đáo thì doanh nghiệp sẽ thua ngay trên sân nhà, thậm chí là từ thử thách đầu tiên.
Hữu Phước
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...