240 nghìn tỷ sẽ được cung ứng thêm cho nền kinh tế cuối năm

Thứ 6, 09/12/2022 | 10:01:58
728 lượt xem

Vì sao lại nới hạn mức tín dụng toàn ngành ngân hàng vào thời điểm còn 3 tuần nữa là kết thúc năm? Tiêu chí nào để xét hạn mức tăng tín dụng cho từng ngân hàng? Đó là những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất trong những ngày gần đây, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định nới room từ 1,5 đến 2% cho các ngân hàng thương mại. Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước đã thẳng thắn trao đổi với báo chí về những vấn đề này.

Phóng viên: Thưa ông, vào ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định nới room cho các NHTM từ 1,5-2% nữa. Vì sao chỉ còn 25 ngày là kết thúc năm tài khóa 2022 mà NHNN lại quyết định nới room vào thời điểm này?

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước: Còn có 3 tuần nữa hết năm, tuy nhiên NHNN nhận thấy rằng tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là những tác động của thế giới đối với VN cũng đã dịu bớt. Đặc biệt thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, của Chính phủ, của Thủ tướng nên 1 số chỉ tiêu vĩ mô cho thấy dấu hiệu tích cực. Thế nên NHNN quyết định nới thêm tín dụng cho các NHTM tạo dư địa hỗ trợ các DN, dự án, cho các chương trình, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.

Phóng viên: Với mức nới room 1,5-2% cho các ngân hàng như thế này thì có bao nhiêu tiền sẽ được đổ vào nền kinh tế trong khoảng thời gian cuối năm?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước: Với mức 1,5 – 2% tương đương 240 nghìn tỷ sẽ được cung ứng thêm cho nền kinh tế. Đến thời điểm hiện nay tăng trưởng tín dụng ở mức 12,2%. Như vậy room tín dụng sau khi phân bổ chỉ tiêu 14% xác định trong năm nay sẽ vẫn còn 1,8% nữa. Cộng với gần 2% đợt này nữa. Như vậy còn 3,8% room tín dụng trong thời gian cuối năm, kể cả thời gian qua Tết. Có thể nói đây là dư địa khá lớn cho các NHTM cung ứng vốn cho DN.

Phóng viên: Các NH được xét nới room dựa trên tiêu chí như thế nào để có thể xác định tăng 1,5%, 2%, hoặc không được nới room ạ?

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước: 1 số NH thì không hẳn đã hết dư địa tín dụng. Hoặc 2 số NH đang tăng lãi suất ở mức cao thì chúng tôi cũng thấy cần hạn chế tăng tín dụng. 1 số lý do khác nữa. Thế nên việc phân bổ tín dụng lần này được xem là 1 chính sách khuyến khích các NHTM tập trung huy động vốn, giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn, lãi suất cho DN, dự án của nền kinh tế.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...