Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn những hướng đi mới để phát triển kinh tế gia đình, nhiều nông dân ở xã Nam Bình, huyện Kiến Xương có thu nhập hàng trăm, thậm chí nửa tỷ đồng mỗi năm. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp.
Ao nuôi ba ba của gia đình ông Đoàn Văn Lượng
Hơn chục năm trước, nhận thấy mô hình chăn nuôi truyền thống gặp nhiều khó khăn, ông Đoàn Văn Lượng đã mạnh dạn chuyển sang đào ao nuôi ba ba. Ông đầu tư hàng trăm triệu đồng mở rộng ao lên 1.200 m2, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi ba ba giống và ba ba thương phẩm. Mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng nghìn con giống và trên 1 tấn ba ba thương phẩm, thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Ông Đoàn Văn Lượng, xã Nam Bình, huyện Kiến Xương: “Trước mình mua con giống ở tận trong miền Nam ra về khí hậu của mình nó không hợp. Qua kinh nghiệm tôi đã tự sản xuất ra được con giống, nuôi nó đảm bảo mà phù hợp với môi trường nước ở địa phương hơn”
Ông Trịnh Quang Thành đang chăm sóc cây cảnh
Còn ông Trịnh Quang Thành lại tìm hướng phát triển kinh tế bằng việc trồng hoa, cây cảnh. Đây vốn là mảnh đất chiêm trũng, cấy lúa kém hiệu quả. 10 năm trước, được Hội Nông dân xã tuyên truyền, vận động, ông Thành đã mạnh dạn chuyển đổi 1ha để trồng hoa, cây cảnh. Tích cực tìm tòi, sáng tạo để có những thế cây độc, lạ. Mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đó là bí quyết giúp ông Thành có được thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm từ trồng hoa, cây cảnh.
Ông Trịnh Quang Thành, xã Nam Bình, huyện Kiến Xương: “Con giống thì mua ở Hưng Yên, họ mới chiết thì mua về phải 3-4 năm mới bán được. Các hệ thống tưới thì phải đầu tư nhưng nó sẽ bớt được công mình làm đi”
Nhiều hội viên ở Nam Bình mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao
Để thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông dân xã Nam Bình đã tuyên truyền về chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, động viên, hướng dẫn nông dân chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, đầu tư vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, vươn lên làm giàu chính đáng. 5 năm qua, có trên 3.500 lượt hội viên nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi.
Bà Vũ Thị Hồng Điệp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Bình, huyện Kiến Xương: “Thời gian tới chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức để chuyển giao khoa học kĩ thuật cho cán bộ hội viên. Phối hợp với các kênh như ngân hàng nông nghiệp, chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn cho nông dân tập trung sản xuất…”
Vượt lên cách làm truyền thống, những nông dân với tư duy mới không chỉ mang đến cuộc sống đủ đầy cho gia đình họ, mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo, mang đến sức sống mới cho quê hương nông thôn mới Nam Bình.
Thu Trang
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...