Chủ động phòng trừ sâu bệnh trên lúa

Thứ 6, 31/03/2023 | 00:00:00
677 lượt xem

Thời điểm này, trà lúa Xuân sớm trên địa bàn tỉnh đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến phân hóa đòng. Lúa Xuân đại trà đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ. Thời tiết nhiều mây, đêm có sương và có mưa trùng với giai đoạn cây lúa mẫn cảm nhất với bệnh đạo ôn, nên nguy cơ bệnh có thể lan rộng và gây hại nặng. Bà con cần chủ động các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa Xuân.

Trên đồng ruộng hiện nay, một số đối tượng dịch hại đã xuất hiện như bệnh đạo ôn đã phát sinh, gây hại trên một số giống lúa nhiễm bệnh cấy sớm. Tỷ lệ bệnh nơi cao 3-5%, cá biệt 10-15%. Rầy lưng trắng lứa 2 dự báo sẽ nở rộ từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Đây là nguồn rầy có nguy cơ truyền virus gây bệnh lùn sọc đen cho lúa xuân và tích lũy mật độ gây hại cho các lứa tiếp theo. Ngoài ra sâu cuốn lá nhỏ có thể gây hại cục bộ ở một số vùng vào đầu tháng 4. 

Nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng,  phun phòng bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm bệnh khi ruộng lúa có tỷ lệ bệnh từ 3-5% trở lên

Để hạn chế các đối tượng sâu bệnh gây hại cho lúa, Ngành Nông nghiệp yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Các HTX và nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phun phòng bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm bệnh khi ruộng lúa có tỷ lệ bệnh từ 3-5% trở lên. Điều tiết nước, bón phân hợp lý tạo điều kiện cho lúa xuân sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sự phát sinh và gây hại của sâu bệnh.

Thu Trang

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...