Nỗ lực tái đàn ổn định chăn nuôi

Thứ 7, 31/07/2021 | 00:00:00
1,374 lượt xem

Đừng trước rất nhiều khó khăn do dịnh bệnh, giá cả vật tư đầu vào, thế nhưng người chăn nuôi ở địa phương trong tỉnh vẫn đang nỗ lực tái đàn theo hướng an toàn, hiệu quả để đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Gia đình ông Lê Văn Giáp gây lợn giống

Gia đình ông Lê Văn Giáp ở thôn Ngõ Mưa, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ gây lợn giống từ chính 10 con lợn nái của gia đình. Cách làm này vừa đỡ chi phí mua giống lại vừa kiểm soát, quản lý tốt dịch bệnh lây lan. Hiện nay, gia đình ông vừa tái đàn với 60 con lợn giống.

Ông Lê Văn Giáp - xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ:

“Không chủ động được con giống mà đi mua thì thực ra theo giá cám, giá lợn hơi như bây giờ thì làm là không có công. Gia đình tôi có 10 con lợn nái, như giá cả bây giờ chỉ lãi được một chút ít thôi. Nói chung là công ty chỉ được khoảng vài trăm 1 con.”


Trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Đào Duy Hiền

Trang trại chăn nuôi gà của gia đình ông Đào Duy Hiền ở thôn Thượng Hạ Phán, xã Quỳnh Hoàng thường xuyên nuôi 5000 gà thịt, mỗi lứa xuất 2,5 tấn gà. Để đảm bảo việc tái đàn được hiệu quả, ông Hiền lựa chọn con giống ở những công ty có uy tín. Theo ông Hiền, giá mỗi con giống mua ở công ty cao hơn ở ngoài khoảng 14.000 VND nhưng chất lượng đảm bảo, chăn nuôi hiệu quả hơn.

Ông Đào Duy Hiền - xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ:

“Con giống nếu như là con giống của công ty, được bảo vệ thú y từ con bố con mẹ khi còn trong quả trứng thi mình ra nuôi nó dễ nuôi hơn. Công ty đã làm cho mình về những cái vắc-xin nhỏ nên mình cũng làm bớt đi.”


Thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng Ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 đạt 2,1%/1 năm, lĩnh vực chăn nuôi cần đa tốc độ tăng trưởng bình quân là 2%/1 năm. Theo đó, dự kiến năm 2021, tăng trưởng ngành chăn nuôi phải đạt trên 3,5% so với năm 2020, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt trên 9600 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, việc tái đàn tăng đàn phải gắn với chăn nuôi an toàn sinh học.

Ông Đỗ Quý Phương - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình:

“Khi tái đàn, giống gia súc, gia cầm phải nhập rõ nguồn gốc, có kiểm dịch trước khi nhập vào và khai báo với lại chính quyền địa phương để giám sát, kiểm tra và quản lý được đàn gia súc, gia cầm. Chúng tôi cũng vận động người chăn nuôi tập trung áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sử dụng những chế phẩm sinh học. Ngoài việc xử lý môi trường chăn nuôi, bà con nên phơi ủ thức ăn, phối trộn thức ăn để giảm chi phí trong chăn nuôi.”


Việc tăng đàn tái đàn, phát triển ổn định chăn nuôi trong điều kiện hiện nay không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện mục tiêu đề ra, đảm bảo cung ứng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn đảm bảo sinh kế cho nông dân.

Thu Trang

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...